Những người bị bệnh mề đay vào mùa đông thì nên đọc những biện pháp này

Sức khỏeThứ Bảy, 26/11/2016 07:41:00 +07:00

Mề đay nổi lên do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ, khi bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn ngứa.

Nguyên nhân gây nổi mề đay khi trời lạnh

Nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh rất phức tạp: có thể do cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh; do di truyền hoặc do nhiễm virut và một số bệnh lý khác. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do yếu tố cơ địa, cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích như lạnh ẩm đột ngột.

Mề đay nổi lên do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ. Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

danh-bay-man-ngua-noi-me-day-bang-nhung-vi-thuoc-co-san-trong-nha-bep-0

 Người bị mề đay thường nổi mẩn đỏ trên da và ngứa ngáy.

Triệu chứng nổi bật của chứng nổi mề đay do trời lạnh

Triệu chứng nổi mề đay bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Đặc trưng của bệnh là ngứa và nổi mẩn đỏ trên da. Kích thước và hình dáng của các mảng mẩn ngứa thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.

Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, từ 4 – 10oC, nhưng cũng có một số người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.

Triệu chứng ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng nửa giờ. Sưng tay khi đang cầm nắm các vật lạnh. Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh. Sưng lưỡi và họng, có thể gây khó thở do phù nề hầu họng hay đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh; nhịp tim nhanh; sưng chân tay hoặc thân mình; đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy; phù não; khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp điều trị chứng nổi mề đay và phương pháp phòng tránh

Không có cách chữa cho mề đay lạnh, nhưng điều trị có thể giúp đỡ bệnh. Điều trị bao gồm việc tránh nhiệt độ lạnh và phơi nhiễm với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Thuốc men có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng.

Việc ăn, uống cũng góp phần quan trọng trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc, lạc, dứa…

Không nên uống rượu, bia bởi các thức uống này là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa lạnh.

Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên miệng, mũi, hầu họng để tránh mắc các bệnh do vi khuẩn, virut. Hàng ngày, nên đánh răng sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi bị nổi mề đay, bạn cần hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu tránh bội nhiễm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nặng.

P.V
Bình luận
vtcnews.vn