Những hình ảnh nhói lòng nhất năm 2013 (P1)

Thời sựThứ Sáu, 13/12/2013 07:30:00 +07:00

(VTC News) – Những hình ảnh chạm đến trái tim người xem và đáng giá hơn ngàn lời nói.

(VTC News) – Những hình ảnh chạm đến trái tim người xem và đáng giá hơn ngàn lời nói.

Thủ đô vĩnh biệt Đại tướng

Từ khắp mọi ngả đường nơi cỗ linh xa đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp rời Hà Nội, người dân thủ đô đứng chật kín đường kính cẩn cúi đầu tiễn biệt Đại tướng.

Bức ảnh của một cư dân mạng được chia sẻ trên khắp các mạng xã hội đã nói lên tất cả.

Bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng chụp từ trên cao khi đoàn xe đi qua một ngã tư Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng trong lễ đưa đang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: facebook
Bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng chụp từ trên cao khi đoàn xe đi qua một ngã tư Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng trong lễ đưa đang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: facebook 
Nữ phóng viên hy sinh trong mưa bão

Bão dữ vừa tan, những người làm báo lại thắt lòng khi nghĩ về nữ phóng viên “sinh nghề tử nghiệp” ở Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Tai nạn bất ngờ trên đường về sau khi tác nghiệp trong cơn bão Haiyan đã khiến nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen (sinh năm 1986) của Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ.
chị Nguyễn Thị Hồng Sen (SN 1986, quê xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), PV Đài phát thanh Đức Phổ tử nạn trên đường tác nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Hồng Sen (SN 1986, quê xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), PV Đài phát thanh Đức Phổ tử nạn trên đường tác nghiệp. 
Chị ra đi, bỏ lại đứa con thơ chưa đầy 3 tuổi và niềm tiếc thương vô hạn cho những người thân và đồng nghiệp.


Cơn bão dữ không nề hà bước chân của những người làm báo năng nổ. Chị Sen cũng vậy. Chị cũng lao vào mưa bão để có những bản tin chân thực nhất phục vụ nhân dân, để rồi ra đi mãi mãi…

Rơi nước mắt cảnh ôm quan tài vượt lũ


Bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nghìn người đau xót trước sự tàn phá khốc liệt của trận lũ miền Trung lịch sử.
Quan tài người chết ở xã Quảng Sơn đang được thanh niên khẩn cấp di chuyển ra khỏi vùng ngập lũ. Hình từ blog Nguyễn Quang Vinh.
Quan tài người chết ở xã Quảng Sơn đang được thanh niên khẩn cấp di chuyển ra khỏi vùng ngập lũ. Hình từ blog Nguyễn Quang Vinh.  
Bức ảnh được nhà văn Nguyễn Quang Vinh chụp lại, chia sẻ lên trang cá nhân cảnh đưa quan tài đi tránh lũ của gia đình có 2 người bị chết do lốc xoáy ở Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình trong cơn bão số 11 vừa qua.

'Người rừng' hòa nhập cuộc sống hiện đại


Một biến cố lớn xảy ra vào khoảng năm 1972, khi bom Mỹ dội trúng nhà gây ra cái chết thảm thương của mẹ và hai con trai, ông Hồ Văn Thanh, 81 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, H.Tây Trà, Quảng Ngãi ôm con bỏ làng vào rừng sâu làm bạn với đại ngàn.

Hơn 40 năm sống biệt lập trong rừng, cuộc sống khắc nghiệt song ông Thanh vẫn nuôi con trai Hồ Văn Lang, hiện đã 44 tuổi, sống sót đến giờ.
'Người rừng' ngơ ngác trở về cuộc sống hiện đại.
'Người rừng' ngơ ngác trở về cuộc sống hiện đại. 
Được tin hai cha con được đưa về làng, hàng trăm người dân đã đến chia vui cùng gia đình. Dường như nỗi đau mất người thân, nỗi ám ảnh về chiến tranh vẫn như vết dao cứa vào lòng ông Thanh, nên dù được về sum họp với gia đình, xóm làng, nhưng ông vẫn lặng thinh khi mọi người hỏi chuyện.

Dáng người hơi khom và đi rất nhanh và nỗi nhớ rừng vẫn thường trực trong con người anh Lang, cho thấy thẳm sâu trong con người này vẫn thuộc về núi rừng đại ngàn.

Chị Nguyệt “Hoài Đức” nghẹn ngào nhận giấy khen


Sáng 16/8, Lễ trao thưởng ngay tại bệnh viện diễn ra chóng vánh, không rộn ràng chúc mừng, không hoa tươi, không chụp ảnh chung giữa người trao giấy khen và người được khen thưởng như thường thấy. Mỗi người được nhận một giấy khen của Sở Y tế Hà Nội kèm 350.000 đồng tiền thưởng.
Ảnh: Chị Hoàng Thị Nguyệt (tức chị Nguyệt Hoài Đức), viên chức khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bật khóc trong lễ trao thưởng. Ảnh: Thái Hà/TPO.
Chị Hoàng Thị Nguyệt (tức chị Nguyệt Hoài Đức), viên chức khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bật khóc trong lễ trao thưởng. Ảnh: Thái Hà/TPO. 
Nghẹn ngào vì xúc động, chị Nguyệt chia sẻ với báo chí: “Tôi làm những việc đặng chẳng đừng là tố cáo đồng nghiệp chỉ để với hy vọng trả lại quyền lợi chính đáng cho bệnh nhân chứ không vì tư lợi cá nhân.

Việc đồng nghiệp làm sai cũng khiến chị em chúng tôi buồn lòng, nhưng chúng tôi phải làm theo lương tâm mình mách bảo. Tôi biết phía trước chờ đợi mình là rất nhiều khó khăn”.


10 năm oan sai và nước mắt ngày về

Vợ ông Nguyễn Thanh Chấn hóa tâm thần sau nhiều năm ròng rã kêu oan cho chồng. Con cái bỏ học, đứa phải đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền giúp cha xóa tội giết người...

Ông Nguyễn Thanh Chấn cùng người thân rơi nước mắt trong ngày đoàn tụ sau 10 năm tù oan tức. Ảnh: Nguyễn Quyết - Báo NLĐÔng Nguyễn Thanh Chấn cùng người thân rơi nước mắt trong ngày đoàn tụ sau 10 năm tù oan tức. Ảnh: Nguyễn Quyết - Báo NLĐ 
Sau 10 năm tủi nhục chịu bao đắng cay, oan trái, họ đã về bên nhau.

Xả lũ nhấn chìm thị trấn

Hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm ha hoa màu của người dân tại thị trấn Eađrăng (huyện Eahleo, Đăk Lăk) trong phút chốc đã bị dòng nước lũ cuốn trôi rạng sáng 18/9. Ảnh: VNN
Sau một ngày bị nhấn chìm trong biển nước, sáng 18/9 nước lũ đã rút để lại cảnh hoang tàn đổ nát tại thị trấn Eađrăng (huyện Eahleo, Đăk Lăk).

Lần tìm sách cho ngày mai tới trường


Chỉ sau một ngày, nhiều căn nhà ở miền Trung ngập trong lũ, gia tài chắt bóp bao năm của người đã bị lũ cuốn đi. Miền Trung lại đối mặt với những cơn đói.

Có lẽ trong số hàng vạn gia đình đó, rất nhiều gia đình chỉ mong ước có được số tiền 1 - 2 triệu bạc để vá víu lại những ngôi nhà, để mua hạt giống gieo trồng cho vụ mới.

Cậu bé Phan Ngọc Trung (12 tuổi, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình) bỗng mồ côi cha sau trận bão lũ kinh hoàng, đang lần tìm từng quyển sách ướt cho ngày mai tới trường.
Cậu bé Phan Ngọc Trung (12 tuổi, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình) bỗng mồ côi cha sau trận bão lũ kinh hoàng, đang lần tìm từng quyển sách ướt cho ngày mai tới trường. 
Nhìn bức ảnh cậu bé Phan Ngọc Trung (12 tuổi, xã Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình) đầu đội tang bố bị mất vì tường sập, mẹ trọng thương đang nằm viện ngồi lần tìm trong đống sách vở sót, chưa bị lũ cuốn trôi khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Phóng viên bật khóc trước 6 em nhỏ mồ côi


Bức ảnh về nhà báo Trịnh Minh Chiến, phóng viên Đài PTTH Hà Tĩnh bật khóc khi phỏng vấn 6 em nhỏ mồ côi đã thu hút hàng ngàn người xem và chia sẻ trên mạng xã hội.

Trong đợt trao quà từ thiện cho các em nhỏ mồ côi tại Hương Khê, Hà Tĩnh anh Trịnh Minh Chiến đã không kiềm được nước mắt khi chứng kiến gia cảnh và những câu trả lời đắng lòng của các em nhỏ.

Trong hoàn cảnh đó, một nữ phóng viên đi cùng đoàn đã chụp bức ảnh nói trên và đăng lên mạng.
Bức ảnh một phóng viên Đài PTTH Hà Tĩnh bật khóc khi phỏng vấn 6 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) lan truyền trên facebook làm cư dân mạng xúc động.
Bức ảnh một phóng viên Đài PTTH Hà Tĩnh bật khóc khi phỏng vấn 6 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) lan truyền trên facebook làm cư dân mạng xúc động. 
Được biết, trong khi phỏng vấn các em bé mồ côi, anh Chiến đã phải dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, lau nước mắt khi nghe bé Mai vừa mếu máo khóc kể về hoàn cảnh hiện tại của 6 anh em.

Tiếng khóc xé lòng trên biển Cần Giờ

Câu chuyện về thanh niên 25 tuổi nhường áo phao cứu người trong vụ đắm tàu tại vùng biển Cần Giờ, TP.HCM đã chạm đến trái tim người Việt.
Trời xanh có thấu tiếng khóc xé lòng của người phụ nữ trong chút hy vọng manh người thân vẫn đâu đó trong dòng nước xiết ở Cần Giờ.
Trời xanh có thấu tiếng khóc xé lòng của người phụ nữ trong chút hy vọng manh người thân vẫn đâu đó trong dòng nước xiết ở Cần Giờ. 
Trong tích tắc đối đầu với sóng dữ nguy hiểm nhất, Trần Hữu Hiệp dũng cảm cởi chiếc áo phao trên người, trao cho một người phụ nữ đang hấp hối giữa dòng nước, nhường sự sống cho người phụ nữ kia mà không một giây mảy may đắn đo, suy nghĩ, để rồi chính anh kiệt sức, bị cuốn trôi giữa dòng nước xoáy.





Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn