Những hiện tượng thiên văn kỳ thú không nên bỏ lỡ trong tháng 3/2017

Khoa học - Công nghệThứ Sáu, 03/03/2017 11:21:00 +07:00

Tháng 3 này có hàng loạt hiện tượng thiên văn đáng chú ý bạn không nên bỏ lỡ như Mặt Trăng giao hội sao Hỏa.

Tháng 3 là tháng thú vị với những ai yêu thiên văn học. Trong tháng 3, hàng loạt hiện tượng thiên văn đáng chú ý như Mặt Trăng giao hội Sao Hỏa, Mặt trăng che khuất sao Aldebaran,... sẽ diễn ra và bạn không nên bỏ lỡ.

Mặt Trăng giao hội Sao Hỏa (1/3/2017)

sao 1

 Mặt Trăng giao hội Sao Hỏa

Khi hoàng hôn buông xuống, nhìn về bầu trời phía Tây thấy hình ảnh Mặt Trăng với lưỡi liềm mỏng. Bên cạnh là ngôi sao màu hồng đó là sao Hỏa. Nếu nhìn bằng mặt thường, sao Hỏa như những ngôi sao khác. Nhưng khi nhìn bằng kính viễn vọng sẽ có hình chiếc đĩa.

Mặt Trăng che khuất sao Aldebaran (4/3/2017).

sao 2

 Mặt Trăng che khuất sao Aldebaran

Mặt Trăng lưỡi liềm rất mỏng sẽ ở gần ngôi sao màu cam sáng Aldebaran ở bầu trời phía Tây Nam sau khi màn đêm buông xuống. Nhiều khu vực trên thế giới sẽ thấy ngôi sao này xích lại gần Mặt Trăng.

Đặc biệt, khu vực Bắc, Trung Mỹ, Hawaii, Tây Caribe sẽ chiêm ngưỡng đẹp nhất. Các điểm màu cam của phần sáng sẽ biến mất sau phần không được chiếu sáng của Mặt Trăng và xuất hiện sau đó 1 tiếng dọc theo phần được chiếu sáng. 

Mặt Trăng giao hội sao sáng nhất trong chòm Sư Tử (10/3/2017)

Mặt Trăng và ngôi sao sáng nhất của chòm Sư Tử là Regulas sẽ xuất hiện. Nhiều khu vực có thể ngắm được hiện tượng này. Với người ở khu vực Đông Nam của Nam Mỹ và mũi cực Nam của Nam Phi có một thời gian ngắn, Regulas sẽ bị Mặt Trăng che khuất.

Ánh sáng Hoàng Đạo (2 tuần từ 14/3/-28/3/2017)

Ở khu vực Bắc Bán Cầu có thể thấy được ánh sáng Hoàng Đạo tốt nhất. Đây còn được gọi là hiện tượng bình minh giả, ánh sáng đẹp được phát ra do ánh sáng Mặt Trời phản chiếu vô số hạt bụi bay xung quanh thuộc mặt phẳng đĩa của hệ Mặt Trời. Để chứng kiến hiện tượng này phải đứng xa khu vực có nhiều ánh đèn chiếu sáng và tìm kiếm một ánh sáng giống kim tự tháp mờ ảo kéo từ đường chân trời phía Đông trước khi Mặt Trời mọc.

Mặt Trăng xuất hiện cùng sao Mộc (15/3/2017)

sao 4

Mặt Trăng xuất hiện cùng sao Mộc 

Hãy dậy sớm nhìn về bầu trời phía Tây Nam có thể nhìn thấy hình ảnh trăng khuyết màu nhạt ở bên cạnh sao Mộc. Cùng với Mặt Trăng và Sao Mộc còn có sao Spica - sao sáng nhất trong chòm Xử Nữ tạo hình tam giác trên bầu trời.

Hiện tượng Equinox quay lại (20/3/2017)

sao 5

Hiện tượng Equinox quay lại  

Equinox hay còn gọi là "điểm phân". Trái đất quay quanh truc nghiêng so với Mặt Trời, khiến cho phần bán cầu gần Mặt Trời là mùa hè, xa bán cầu là mùa đông. Khi xảy ra hiện tượng Equinox tức là mặt phẳng đường xích đạo đi qua trung tâm Mặt Trời, nên ngày gần như dài bằng đêm. Với Bắc Bán Cầu, hiện tượng này báo hiệu thời điểm bắt đầu ngày dài hơn. Năm nay trăng sẽ xích lại gần sao Thổ vào đêm xuất hiện "điểm phân" trong tháng 3. Bạn nên tận dụng để ngắm hiện tượng này.

Mặt Trăng giao hội Sao Hỏa (30/3/2017)

sao 6

Mặt Trăng giao hội Sao Hỏa  

Đây là cơ hội thứ 2 trong tháng để chiêm ngưỡng sự xuất hiện của Mặt trăng và sao Hỏa. Hãy tìm Mặt Trăng lưỡi liềm ở gần sao màu Đỏ ở bầu trời phía Tây sau khi mặt trời lặn.

Video: Phát hiện sao chổi không đuôi đầu tiên chấn động giới thiên văn

Nghi Dung (Theo NG)
Bình luận
vtcnews.vn