Những hiểm họa chính trị có thể gây khủng hoảng kinh tế thế giới 2015

Kinh tếThứ Tư, 07/01/2015 07:40:00 +07:00

tờ Business Insider đã tổng hợp một số xung đột "địa chính trị" của các cường quốc thế giới có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh lạnh trong năm 2015 này.

(VTC News) - Kết thúc năm 2014, rất nhiều xung đột "địa chính trị" của các cường quốc thế giới có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh lạnh trong năm 2015 này.

Người đứng đầu siêu liên minh Á Âu Eurasia, Ian Bremmer đã đưa ra những xung đột chính trị dễ gây ra chiến tranh lạnh trong năm mới 2015.

1. Khủng hoảng chính trị châu Âu

Các vị nguyên thủ quốc gia của Châu Âu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong rất nhiều vấn đề quốc tế như tình hình Liên Bang Nga suy thoái hay sự hoành hành của ISIS.
Tình hình chính trị Châu Âu không hề êm đẹp
Tình hình chính trị châu Âu không hề êm đẹp 
Bên cạnh đó, những Đảng chống đối thế độc tôn của nước Đức dưới sự lãnh đạo của bà Angela Merkel đang ngày càng trở nên phổ biến.

Khi Liên Minh châu Âu suy yếu sẽ khiến các nền kinh tế khác trên thế giới gặp phải nhiều khó khăn hơn do liên minh này là bạn hàng lớn trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính ở khắp nơi. 

2. Tình hình Liên Bang Nga

Tình hình giá dầu đang diễn biến theo chiều hướng rất xấu, hiệp định trừng phạt từ châu Âu cùng với tác động tiêu cực từ Ukraine đang khiến nước Nga chìm sâu trong khủng hoảng nặng nề từ kinh tế tới Chính trị - xã hội. 
Ông Putin còn rất nhiều việc phải làm trong năm mới 2015
Ông Putin còn rất nhiều việc phải làm trong năm mới 2015 

Trong đó, hiệp định trừng phạt từ châu Âu được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồi tệ tại Nga lúc này và điều này đang đẩy 2 thế lực này vào một mối quan hệ khá căng thẳng. Đây thực sự là tín hiệu không vui dành cho nền kinh tế thế giới.

Video giá dầu ở Nga giảm kỷ lục - Nguồn VTC14:
 

3. Ảnh hưởng từ sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình đang hướng nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế phục vụ người tiêu dùng. Hệ quả của chính sách này là sự giảm sút về các chỉ số phát triển. 
Trung Quốc có thực sự đang chậm lại?
Trung Quốc có thực sự đang chậm lại? 

Trong năm 2014, Trung Quốc là nền kinh tế số một thế giới và khi nước này tăng trưởng chậm lại và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhiều hơn, các quốc gia phụ thuộc sẽ bị ảnh hưởng.

4. Sử dụng vũ khí kinh tế

Washington đang thực hiện rộng rãi chính sách sử dụng vũ khí kinh tế từ việc áp đặt các hiệp định cấm vận, ngăn cản việc tiếp cận thị trường vốn để thành công trong các chính sách quốc tế của mình mà không cần dùng tới các biện pháp quân sự. 
Những chính sách phi quân sự của Mỹ đang mang lại cho họ nhiều lợi thế
Những chính sách phi quân sự của Mỹ đang mang lại cho họ nhiều lợi thế 

Rõ ràng, hệ quả của việc làm này là khiến cho quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực và quốc tế trở nên xấu đi, cũng như kìm nén sự phát triển của các quốc gia bị cấm vận. Nền kinh tế dễ bị tổn thương của thế giới chắc chắn sẽ khó có thể tránh khỏi nguy cơ bị ảnh hưởng. 

5. ISIS vượt qua biên giới các quốc gia Hồi giáo

Trong những tuyên bố của mình, phiến quân Hồi giáo IS đã từng ám chỉ Mỹ là mục tiêu mà chúng cần phải tấn công tiếp theo trong quá trình ''vươn mình ra thế giới''. Tuy nhiên, có vẻ như mục tiêu này chưa thật sự khả thi và sắp tới đây, phiến quân này có lẽ sẽ nâng tầm ảnh hưởng của mình tại Trung Đông và Bắc Phi trước. 
IS là một trong những sự đe dọa lớn nhất cho bất ổn kinh tế thế giới
IS là một trong những sự đe dọa lớn nhất cho bất ổn kinh tế thế giới 
Và khi phiến quân này trở nên lớn mạnh hơn, nguồn dầu mỏ cung cấp cho nền kinh tế Trung Đông sẽ bị cắt giảm nặng nề và giá dầu thế giới diễn biến khôn lường hơn. 

6. Một số nền kinh tế phát triển gặp bất ổn
Khủng hoảng chính trị lan rộng
Khủng hoảng chính trị lan rộng 
Tình hình chính trị ở các quốc gia như Brazil, Nam Phi, Columbia, Nigeria hay Thổ Nhĩ Kỳ đang không thực sự thuận lợi khi người dân đang không thực sự tin tưởng vào những người lãnh đạo của họ. 

7. Sự phụ thuộc vào Chính phủ

Các công ty tài chính hay các hãng làm việc trên lãnh thổ các quốc gia phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của Chính phủ địa phương. Trong năm 2014, Eurasia dự đoán sự phụ thuộc này sẽ còn được nâng cao hơn. Các công ty trực thuộc Chính phủ nhận được sự ưu ái hơn hẳn. 
Chính phủ nâng tầm ảnh hưởng của mình với các nền kinh tế
Chính phủ nâng tầm ảnh hưởng của mình với các nền kinh tế 

Ian Bremmer, người lãnh đạo Eurasia đã dẫn chứng về những gì đang xảy ra tại Mỹ "Quân đội đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình sang các mảng công nghệ, viễn thông và tập đoàn tài chính".

8. Cuộc chiến giá dầu quốc tế

Trong một diễn biến về giá dầu gần đây, Ả Rập Xê-út đã thể hiện sự cứng rắn của mình trong những quyết định về không giảm sản lượng dầu mỏ khai thác. Đây được coi là động thái nhằm vào các quốc gia khác như Nga hay đặc biệt là Iran khi giá dầu sẽ giảm đi.
Cuộc chiến giá dầu hứa hẹn sẽ diễn ra rất quyết liệt
Cuộc chiến giá dầu hứa hẹn sẽ diễn ra rất quyết liệt 
Trong năm 2015, mọi chuyện dường như còn trở nên căng thẳng hơn khi Mỹ - quốc gia đang sản xuất rất nhiều dầu đá phiến sẽ tham gia vào danh sách các cường quốc về dầu trên thế giới.

Video giá dầu sụt giảm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới:
 

9. Đài Loan và Trung Quốc

Bất ổn chính trị ở Đài Loan sẽ đặt quan hệ của nước này với các quốc gia khác trong vòng nguy hiểm. Đặc biệt với ''người anh em'' Trung Quốc, nếu Bắc Kinh phát hiện ra bất kỳ hành động nào đi ngược lại những cam kết giữa hai quốc gia, họ sẽ lập tức chấm dứt các mối quan hệ làm ăn giữa hai bên. 
Quan hệ giữa 2 anh em Trung Quốc, Đài Loan vẫn chưa thể tốt đẹp
Quan hệ giữa 2 anh em Trung Quốc, Đài Loan vẫn chưa thể tốt đẹp 

10. Bất ổn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói ông "sẽ tiếp tục tấn công các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực chính trị của bản thân để làm lại hệ thống chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ". 
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ 
"Nhưng ông ấy không giành được những quyền mà ông muốn có trong năm nay, buộc phải tranh giành chính trị nhiều hơn, ít gắn kết chính sách, và bất ổn chính trị nhiều hơn'' - Ian Bremmer nhận xét. 

Khu vực châu Âu sẽ tiếp tục bất ổn trong năm 2015 và tình hình kinh tế tới đây khó có thể sáng sủa hơn hay thậm chí là nguy cơ một cuộc khủng hoảng với quy mô lớn đang hiển hiện. 

Khánh Huy (Theo Business Insider)
Bình luận
vtcnews.vn