Những điều cần biết về đại dịch đang càn quét Hàn Quốc

Sức khỏeThứ Ba, 09/06/2015 06:44:00 +07:00

Đại dịch MERS đang khiến Hàn Quốc phải quay cuồng tìm cách đối phó thực chất đã xuất hiện từ 3 năm trước những chưa được nghiên cứu kỹ càng.

(VTC News) - Đại dịch MERS đang khiến Hàn Quốc phải quay cuồng tìm cách đối phó thực chất đã xuất hiện từ 3 năm trước nhưng chưa được nghiên cứu kỹ càng.

MERS-CoV là từ viết tắt của Middle East  Respiratory Syndrome - Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông và thuộc chủng Coronavirus - CoV. Năm 2015, ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc và đang khiến cho quốc gia này quay cuồng tìm cách chống chọi.

Virus MERS lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2012 - tức là cách đây 3 năm, tại Ả Rập Xê-út
. Tuy nhiên, khi đó, virus này không được nghiên cứu kỹ càng.
Virus MERS có được phát hiện lần đầu tiên từ Ả Rập Xê-út
Virus MERS có được phát hiện lần đầu tiên từ Ả Rập Xê-út 
Tại Hàn Quốc, năm 2015 chỉ trong vòng 2 tuần sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện, con số nghi nhiễm đã tăng lên 35 bệnh nhân, trong đó có 2 ca tử vong.

MERS được cho người 'em họ' thân thiết của virus SARS - Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng từng khiến cho nhiều quốc gia lao đao hồi cuối năm 2003. Ổ dịch đầu tiên của SARS là tại Hồng Kông.
MErs
MERS có một 'người anh họ' khá nổi tiếng là bệnh SARS 
Bệnh MERS chưa cho thấy khả năng lây từ người sang người một cách dễ dàng như người "anh họ" của mình. Bệnh SARS được cho là có thể lây nhiễm trực tiếp và đã từng cướp đi sinh mạng của gần 800 người 12 năm về trước.

Thực tế thì MERS-CoV có thể truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, thường thông qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan.
MERS
MERS có thể lây từ người sang người 
Biểu hiện của bệnh nhân MERS là nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp.

Nguồn gốc của MERS vẫn chưa rõ ràng.
Có nhiều thông tin cho rằng virus MERS bắt đầu xuất hiện từ loài dơi và lây truyền sang người. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.
MERS
Lạc đà có thể là một ổ chứa bệnh MERS 

Hiện nay, chưa có vắc-xin hay phác đồ điều trị dành cho MERS và nó sẽ còn khiến cho các quốc gia trên thế giới phải lo lắng trong thời gian tới.
MERS
MERS đang khiến nhiều quốc gia hoang mang 
Để có thể tự bảo vệ bản thân hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng hô hấp cấp và tránh tiếp xúc với động vật.Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Khánh Huy (theo CNN)

Bình luận
vtcnews.vn