Những dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng bản thân đang bị ung thư

Sức khỏeThứ Năm, 25/07/2019 15:27:00 +07:00

Nhiều người vẫn nghĩ mình bị ung thư khi tự nhiên thấy sưng, đau hoặc bị ho, đầy bụng kéo dài, nhưng thực tế có phải vậy?

Tóc/lông mọc xuyên qua nốt ruồi

Nhiều người có tóc/lông mọc xuyên qua nốt ruồi là nghĩ ngay tới trường hợp bị ung thư da. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.

Theo các chuyên gia, nếu một sợi tóc mọc xuyên qua nốt ruồi mà cấu trúc da không bị thay đổi, thì đó là triệu chứng lành tính, chưa hẳn là ung thư. Bởi, khi một người bị ung thư da, tóc và lông không thể được hình thành. Nhưng để chắc chắn, bạn vẫn nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

1

 

Cứ khối u lành tính là thành ung thư

Hầu như tất cả các khối u lành tính đều khó trở thành ung thư, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ và siêu hiếm như polyp đại tràng. Ngoài ra, u vú, u xơ hay u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung hầu như rất ít để thành ung thư.

Sưng, đau là ung thư

Có thể bạn không biết, nhưng hầu hết các khối u đều không gây cảm giác đau. Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng khi có một vết sưng, đau trên da hoặc dưới da thì chưa chắc đó là ung thư. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên lại rất giống với nguy cơ bị nhiễm trùng nguy hiểm cần điều trị. Do vậy, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể hơn.

Triệu chứng kéo dài nhiều năm

Nếu bạn bị ho nhiều, đau đầu, đầy bụng trong nhiều năm thì đó không phải là ung thư. Bởi nếu là ung thư thì nó đã giết bạn từ lâu rồi. Theo các chuyên gia, đó có thể tiềm ẩn có một số căn bệnh khác, tuy ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải kiểm tra để can thiệp kịp thời.

2 3

 

Triệu chứng bệnh đến và đi đột ngột

Một ngày nào đó, cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện một vết sưng, phát ban nhưng biến mất khoảng 1 tuần sau đó thì chưa chắc đây là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ung thư thường có những triệu chứng nặng hơn theo thời gian. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là ung thư ruột kết. Người bị bệnh này thường bị tiêu chảy lẫn máu rải rác đến và đi bất thường.

Người trẻ bị ung thư nhiều hơn

Hiện nay, nhiều người khi nghe câu “bệnh ung thư trẻ hóa” thì mặc định rằng người trẻ đang là nhóm người bị ung thư nhiều nhất, nhưng thực tế không phải vậy. Theo Brightside, tại Mỹ, độ tuổi trung bình của một người khi mắc bệnh ung thư là 66, còn những người dưới 20 tuổi chỉ chiếm 1%.

Không chỉ vậy, những người từ 55 tuổi trở lên cũng là nhóm có nguy cơ bị ung thư cao nhất, khi có tới 80% bệnh ung thư nằm ở độ tuổi này.

3 4

 

Thay vì lo lắng mắc bệnh hãy học cách phòng ngừa

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 30 - 50% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống từ vô độ, thiếu lành mạnh sang khoa học. Dưới đây là một số khuyến nghị để bạn phòng tránh được bệnh ung thư:

-  Không hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.

-  Kiểm soát cân nặng của bản thân, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều calo, đồ uống ngọt, thịt đỏ hay thực phẩm chứa nhiều muối.

-  Tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể, không sử dụng rượu bia hay chất kích thích.

-  Không tiếp xúc với tia UV hay các chất hóa học gây ung thư.

-  Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh tật.

-  Cuối cùng, đối với phụ nữ, hãy cho con bú thường xuyên nếu bạn có thể và hạn chế việc dùng liệu pháp thay thế hormone.

Khả Minh
Bình luận
vtcnews.vn