Những đại án tham nhũng chấn động dư luận năm 2018

Pháp luậtThứ Hai, 04/02/2019 08:09:00 +07:00

Năm 2018, tại TP.HCM và Hà Nội đã xét xử nhiều đại án tham nhũng chấn động dư luận liên quan đến nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ cấp cao.

1. Ông Đinh La Thăng lĩnh 30 năm tù

Ngày 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng liên quan 2 vụ án: Thất thoát 119 tỷ đồng tại dự án nhà máy nNhiệt điện Thái Bình 2 và PVN “mất trắng” 800 tỷ đồng vốn góp khi đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm bởi ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và sau là Bí thư Thành ủy TP.HCM. 

Cả 2 vụ, ông Đinh La Thăng đều bị kết tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 bản án mà ông Thăng phải chịu là 30 năm tù. Trong đó 13 năm trong vụ dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và 18 năm tù trong vụ thất thoát 800 tỷ đồng. Về phần dân sự, nguyên chủ tịch PVN phải bồi thường hơn 600 tỷ đồng và nộp án phí hơn 700 triệu đồng.

2. Trịnh Xuân Thanh chung thân

Ngày 24/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Theo đó, Trịnh Xuân Thanh cùng 7 bị cáo bị cáo khác cùng hầu tòa về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Công ty CP dịch vụ xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5) với giá hơn 20.000 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza.

677777

 Trịnh Xuân Thanh chung thân.

Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty xuyên Thái Bình Dương, trong đó riêng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với Công ty CP bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) thể hiện giá chuyển nhượng hơn 13.000 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất).

So với giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm đi hơn 87 tỷ đồng. Các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt 49 tỷ đồng trong số tiền chênh lệch này.

Trong đó, bị can Trịnh Xuân Thanh được 14 tỷ đồng; Đinh Mạnh Thắng chiếm 5 tỷ đồng; Đào Duy Phong 8 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng; Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng.

Ngày 5/2, TAND TP Hà Nội đã công bố bản án sơ thẩm, theo đó tuyên phạt bị 3 án chung thân, trong đó có Trịnh Xuân Thanh. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 9-16 năm tù giam về tội Tham ô tài sản.

3. Hai tướng công an dính đường dây đánh bạc nghìn tỷ 

Ngày 30/11, TAND Phú Thọ tuyên phạt ông Phan Văn Vĩnh – cựu Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát án 9 năm tù; Nguyễn Thanh Hóa – cựu Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao án 10 năm tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cả 2 cùng phải chịu hình phạt bổ sung là phạt 100 triệu đồng.

44433 3

 Hai tướng công an liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ. 

Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm bởi số bị cáo đưa ra xét xử lớn nhất từ trước đến nay, 92 bị cáo. Trong đó, ông Vĩnh và ông Hóa là những người được Nhà nước giao nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống lại tội phạm công nghệ cao nhưng 2 ông đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình mà lại bắt tay bảo kê, trợ giúp Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc trên mạng internet. 

Theo cáo trạng, sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải pháp công nghệ có tích hợp game bài, những người này đã thu lời bất chính gần 10.000 tỷ đồng.

4. Vũ “nhôm” liên tiếp hầu tòa

Ngày 31/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm, quyết định giảm án cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) từ 9 năm xuống còn 8 năm tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”. Cùng tội danh, ông Phan Hữu Tuấn, nguyên Phó tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an (đã nghỉ hưu) phải nhận 7 năm tù.

455533 4

Vũ “nhôm” liên tiếp hầu tòa nhiều vụ án.

Việc Vũ “nhôm” bị khởi tố trong nhiều vụ án và hàng loạt cựu quan chức, cựu lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố liên quan tới vi phạm của bị can này khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Đến tháng 11, 12/2018, Vũ “nhôm” tiếp tục phải hầu tòa trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng.

Đối với vụ án này, Vũ “nhôm” bị tuyên 17 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

5. Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận án treo

Ngày 10/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo, chuyển hình phạt từ 3 năm tù giam sang 3 năm tù treo với ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi) với nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước với tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Do ông Đặng Thanh Bình tuổi đã cao nên được áp dụng Luật người cao tuổi để cho hưởng án treo.

Trước đó, ông Bình bị xác định đã thành lập tổ giám sát với Ngân hàng TMCP Xây Dựng (VNCB).

Tuy nhiên, ông Bình và đồng phạm không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch VNCB rút tiền của VNCB trái phép, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng.

6.  Út “trọc” lĩnh 12 năm tù

Tháng 7/2018, tại Trụ sở Tòa án quân sự Thủ đô, Tòa quân sự Quân khu 7 xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út "trọc”) nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn và 4 bị cáo khác về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn.

Trong vụ án này, Tòa xác định Đinh Ngọc Hệ đã sử dụng bằng đại học giả để được thăng quân hàm. Ông Hệ cũng mua nhiều ô tô, đăng ký biển xanh đỏ rồi cho thuê, thế chấp trái phép. Năm 2014, Út “trọc” còn làm giả hồ sơ gửi xăng của quân đội nhằm tránh bị xử phạt gần 1,5 tỷ đồng… Vì vậy, tòa quân sự phạt Út “trọc” án 12 năm tù.

Sau đó, Đinh Ngọc Hệ kháng cáo nhưng bị Toà án quân sự trung ương bác bỏ, tuyên y án sơ thẩm.

7. Nguyên Chủ tịch OceanBank chung thân

Tháng 5/2018, TAND Cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, tuyên y án tù chung thân với Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch OceanBank về 4 hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản; Nguyễn Xuân Sơn – nguyên TGĐ OceanBank nhận án tử hình về các hành vi cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.

6666 5

 Nguyên Chủ tịch OceanBank chung thân.

Theo bản án, khi được PVN cử sang làm đại diện tại OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn đề nghị và được Hà Văn Thắm đồng ý chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng trái quy định… Hành vi của các bị cáo khiến OceanBank thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng.

Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng loạt vụ án khác liên quan như vụ PVN góp 800 tỷ đồng vào OceanBank; khởi tố lãnh đạo các đơn vị dầu khí và Vinashin (nay là SBIC) vì nhận lãi ngoài của OceanBank; phạt tù các cá nhân trong ngành dầu khí như Ninh Văn Quỳnh, Trần Đức Chính…

8. Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận án treo

Ngày 10/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo, chuyển hình phạt từ 3 năm tù giam sang 3 năm tù treo với ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi), nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước với tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Bởi, ông Đặng Thanh Bình tuổi đã cao nên được áp dụng Luật người cao tuổi để cho hưởng án treo.

Trước đó, ông Bình bị xác định đã thành lập tổ giám sát với Ngân hàng TMCP Xây Dựng (VNCB). Tuy nhiên, ông Bình và đồng phạm không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch VNCB rút tiền của VNCB trái phép, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng.

9. Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng lĩnh 20 năm tù

Ngày 8/1, TAND TP.HCM đã đưa vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) giai đoạn 2 ra xét xử về tội ‘Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng’

Trong vụ án, có 46 bị cáo bị đưa ra xét xử do có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại 4 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TPBank, BIDV và Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB).

Cùng bị đưa ra xét xử với Phạm Công Danh còn có ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank, ông Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank…

Sau gần 1 tháng xét xử, sáng 7/2, HĐXX tuyên trả hồ sơ và điều tra bổ sung vụ án với lý do qua quá trình xét xử, những tranh luận xoay quanh dòng tiền 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ, 6.126 tỷ thiệt hại vụ án vẫn là câu hỏi lớn cần làm rõ.

Trước đó, Viện kiểm sát đề nghị tuyên Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng) 13-15 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 11-13 năm tù.

Minh Anh
Bình luận
vtcnews.vn