Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014

Thời sựThứ Sáu, 02/01/2015 06:50:00 +07:00

Những dự án công trình đặc sắc làm thay đổi diện mạo TP.HCM trong năm 2014.

(VTC News) – VTC News điểm lại những công trình, dự án tỷ đô làm diện mạo TP.HCM thay đổi trong năm 2014.

Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài

Công trình có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD (nay còn gọi là đường Phạm Văn Đồng) do tập đoàn GS (Engineering Contruction - Hàn Quốc làm chủ đầu tư) khởi công vào tháng 6/2008. Đây cũng là dự án đầu tiên tại Việt Nam do nước ngoài đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). 
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (hay còn gọi là đường Phạm Văn Đồng) là tuyến đường nghìn tỷ đẹp nhất TP.HCM

Cuối tháng 9/2013, tuyến đường được thông xe dài 4,7km giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu). Đây là tuyến đường huyết mạch giao thông quan trọng của thành phố, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất – Quốc lộ 13 – Quốc lộ 1A - 1K đi qua 4 quận gồm: Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức.
 
Cuối tháng 9/2014, đường Phạm Văn Đồng (đoạn từ đường 20 đến đường Hiệp Bình, quận Thủ Đức) thông xe dài 1,4 km. Như vậy đến nay, đường Phạm Văn Đồng đã cho thông xe được 6,6 km. Riêng đoạn ở khu vực cầu Gò Dưa dài khoảng 500m sẽ thông xe trước 30/4/2015. 
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Đường Phạm Văn Đồng thông xe được hơn 6,6km đã giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cho lượng xe quá lớn hàng ngày đi vào TP.HCM

Khi đó tuyến đường Phạm Văn Đồng sẽ thông suốt từ giao lộ Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp, Phú Nhuận) đến Quốc Lộ 1A dài 12,1 km sẽ giải quyết ùn tắc giao thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc thành phố. 

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng. 
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe nhằm giúp cho việc tiếp cận tuyến đường từ TP.HCM đi Vũng Tàu được dễ dàng hơn

Dự án được chia thành 2 đoạn, đoạn đầu từ nút giao An Phú đến Long Thành (Đồng Nai) dài 23,9 km đi qua quận 2, 9 (TP HCM), huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây dài 31,1 km đi qua huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (Đồng Nai). 

Công trình hoàn thành sẽ giảm tải ách tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ TP.HCM. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ cũng như khu vực sân bay Quốc tế Long Thành.

Ngày 20/12, hai nhánh dẫn lên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã được thông xe nhằm giúp cho việc tiếp cận tuyến đường cào tốc từ TP.HCM đi Vũng Tàu dễ dàng hơn.

Dự án cầu Sài Gòn 2

Nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu (được thông xe vào tháng 10/2013), cầu Sài Gòn 2 dài gần 1km gồm 30 nhịp, mặt cầu rộng 23,5m cho 5 làn xe lưu thông (gồm 4 làn ôtô và 1 làn xe 2 và 3 bánh), trong đó cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông.
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Dự án cầu Sài Gòn 2 có tuổi thọ 100 năm, giúp giảm ách tắc giao thông ở cửa ngõ đông bắc TP.HCM 
 
Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7. Đây là dự án nhằm giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ đông bắc của thành phố và đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã được mở rộng.

Dự án cầu vượt thép ở TP.HCM

Sáu cầu vượt thép này nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu vực cửa ngõ của thành phố. Hai cây cầu thép đầu tiên được đầu tư tại cửa ngõ phía Đông TP.HCM là ngã tư Thủ Đức và ngã tư Hàng Xanh đưa vào khai thác tháng 1/2013.
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Dự án 6 cầu vượt thép không chỉ giải quyết tình trạng ách tắc giao thông nhức nhối mà còn làm cho TP.HCM đẹp lộng lẫy 

Tiếp đến thành phố cho xây dựng thêm bốn cầu vượt thép khác tại các nút giao Nguyễn Tri Phương - 3/2 - Lý Thái Tổ; Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám; Lăng Cha Cả; bùng binh Cây Gõ. Dự án cầu vượt không chỉ giải quyết tình trạng ách tắc giao thông mà còn làm cho TP.HCM đẹp lộng lẫy.

Dự án đường vành đai phía Đông

Tuyến đường này dài 5,5km, là một phần của đường vành đai II nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đến cầu Phú Mỹ, ra cầu Rạch Chiếc mới. Dự án được thông xe vào đầu năm 2014.

Video: Đường Phạm Văn Đồng thông xe thêm 1,4km:

(Nguồn: Tuổi Trẻ)

Công trình kết nối các hướng từ xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ. Đặc biệt tuyến đường sẽ tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Cát Lái (quận 2) và kết nối đồng bộ cầu Phú Mỹ.

Dự án luồng sông Soài Rạp

Dự án này có chiều dài 54km từ phao số 0 (cửa biển) đến khu vực Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) thuộc KCN Hiệp Phước, được UBND TP.HCM phê duyệt ngày 20/4/2012 với tổng mức đầu tư 2.797 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn tài trợ của Vương quốc Bỉ trị giá 76 triệu euro và 624 tỷ đồng vốn đối ứng ngân sách thành phố. 
Những công trình làm thay đổi diện mạo TP.HCM năm 2014
Dự án luồng Soài Rạp hoàn thành đánh dấy bước ngoặt lớn trong sự phát triển ngành cảnh viển khu vực TP.HCM và lân cận 

Dự án đã đầu tư nạo vét, nâng cấp mở rộng luồng tàu và hệ thống phao tiêu báo hiệu đáp ứng yêu cầu thông quan tàu có tải trọng đến 30.000 DWT đầy tải và 50.000 DWT giảm tải ra vào cảng dọc sông Soài Rạp an toàn.

Ngày 17/5/2014, Sở GT-VT TP.HCM tổ chức đón thử nghiệm thành công tàu Northern Genius (Nhật Bản) có tải trọng 54.020 DWT cập cảng SPCT qua luồng Soài Rạp.

Ngày 21/6/2014, Sở GTVT TPH.HCM chính thức khánh thành dự án nạo vét tuyến luồng sông Soài Rạp giai đoạn 2, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển ngành cảng biển khu vực thành phố và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hưng Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn