Những con số giật mình về kinh tế Việt Nam qua cảnh báo của tổ chức thế giới

Kinh tếThứ Ba, 12/04/2016 06:56:00 +07:00

World Bank chỉ ra 'vấn đề' của kinh tế Việt Nam với những con số giật mình về chỉ số tăng trưởng, nợ công, thâm hụt ngân sách...

(VTC News) - Trong buổi họp báo Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/4, các chuyên gia đã chỉ ra những vấn đề 'nóng' của kinh tế Việt Nam như về chỉ số tăng trưởng, nợ công, thâm hụt ngân sách...

Hạn hán và xâm nhập mặn làm giảm tăng trưởng Việt Nam còn 6,2% năm 2016


Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn 6,2% trong năm 2016, với nguyên nhân giảm là “tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng đầu tư chậm lại”.

Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho biết sự sụt giảm của ngành nông nghiệp do hạn hán ở Tây Nguyên và ngập mặn ở đồng bẳng sông Cửu Long là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
ự sụt giảm của ngành nông nghiệp do hạn hán ở Tây Nguyên và ngập mặn ở đồng bẳng sông Cửu Long là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. 
Bên cạnh đó, nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam cũng giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu và khu vực các thị trường mới nổi chậm lại.

Điều này thể hiện ở tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 giảm tốc, nguyên nhân là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, ông Sandeep cho biết thêm.

Tuy nhiên, báo cáo của WB nhấn mạnh, cùng với Philipin, Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển lớn khu vực Đông Nam Á.  

WB cũng cảnh báo nhiều rủi ro tiêu cực vẫn tồn tại đối với Việt Nam. Tốc độ tái cơ cấu chậm chạp gây rủi ro cho tăng trưởng trung hạn. Rủi ro tài khoá cũng là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Hiện nay tín dụng đang tăng nhanh dần cũng làm tăng thêm rủi ro trong ngành ngân hàng. Cầu bên ngoài yếu đi và bất ổn tài chính toàn cầu đòi hỏi phải liên tục chú ý quản lý kinh tế vĩ mô tốt để tránh bị ảnh hưởng của các cú sốc có thể xảy ra.

Năm 2017, Việt Nam có thể chỉ còn 17 ngân hàng

Trong ngày hôm nay, WB cũng tiết lộ thông tin đến năm 2017, Việt Nam sẽ giảm số lượng từ 34 về mức 15-17 ngân hàng thông qua nhiều cách thức mua bán sáp nhập. Hiện nay, tổng số ngân hàng của Việt Nam là 34.

Theo WB, quá trình củng cố ngành ngân hàng đã đạt được một số tiến bộ, thực hiện một số thương vụ mua bán và sáp nhập nhưng để đạt được mục tiêu giảm 17 ngân hàng vào năm 2017 là khó có thể đạt được.

Chuyên gia WB đánh giá nợ xấu ngân hàng theo công bố đã giảm xuống 3% tổng giá trị các khoản cho vay. Kết quả giảm nợ xấu này đạt được chủ yếu do tăng trưởng tín dụng và chuyển các món nợ xấu sang Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).

Tuy nhiên các ngân hàng bị yêu cầu dự phòng dần dần cho khoản tài sản chuyển sang VAMC, nhưng khoản tín dụng và các rủi ro liên quan gây tổn hại đến nguồn vốn vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn.
 
Mỗi người Việt đang gánh gần 30 triệu nợ công

Mặc dù nợ công sắp chạm trần quy định song các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công hiện nay.

Tại buổi họp báo của Ngân hàng Thế giới (WB) sáng nay, mặc dù nhận định kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong khu vực nhưng các chuyên gia WB cho rằng ngân sách, thâm hụt tài khóa và nợ công vẫn là những vấn đề đáng quan ngại nhất đối với Việt Nam.

Về nợ công, theo chuyên gia của WB, việc duy trì chính sách tài khóa nới lỏng kéo dài trong thời gian qua của Việt Nam đã khiến cho nợ công tăng cao, với tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã đạt tới mức 62,5% trong năm 2015.

"Nợ công của Việt Nam đã tiệm cận giới hạn 65% và đến thời điểm Vệt Nam cần cân nhắc thận trọng hơn trong chính sách tài khóa của mình. Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng nhưng không mạnh như cách đây vì đầu tư tư nhân, tiêu dùng trong nước tăng lên", chuyên gia của WB phân tích.

Dẫn chứng từ Báo cáo của WB đã dự báo, với mức nợ công hiện nay là 62,5% thì năm 2016 nợ công của Việt Nam có thể tăng lên mức 63,8%; năm 2017 tăng lên 64,4% và năm 2018 có thể ở mức 64,7%. Như vậy, nợ công đã tiến sát tới ngưỡng an toàn.

Trong khi đó, báo cáo mới đây nhất của Chính phủ gửi đến Quốc hội, cho biết đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ công so với GDP khoảng 62,2%, nợ Chính phủ là 50,3%, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1%. Như vậy, nợ Chính phủ đã vượt trần quy định.

Trong khi đó, tổng sản phẩm GDP của Việt Nam là 4.192.900 tỷ đồng. Như vậy, với 62,2% thì nợ công của Việt Nam tương đương mức 2.607.900 tỷ (115,7 tỷ USD). Điều này đồng nghĩa, mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng 28,4 triệu đồng.
Mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng 28,4 triệu đồng 
Do các khoản nợ công của Việt Nam chủ yếu là vay nợ ngắn hạn nên sẽ tạo áp lực cho ngắn hạn trong việc trả nợ. Tuy nhiên, với mức nợ công khoảng 62% GDP thì vẫn đảo bảo và không quan ngại việc trả nợ.

"Điều chúng tôi quan ngại là ngân sách. Nếu không củng cố thì vài năm tới con số nợ khó bền vững hơn. Còn mức nợ hiện nay thì bền vững và Chính phủ có thể trả được 100% các khoản nợ này", chuyên gia WB cho biết.

Báo cáo của WB nhận định, thâm hụt tài khóa đạt 6,5% GDP trong năm 2015 là kết quả của giảm thu và tăng chi đầu tư cơ bản và chi thường xuyên, làm tăng áp lực lên tài khóa.

Theo ông Sandeep Mahajan - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, thâm hụt tài khóa của Việt Nam không những diễn ra trong những năm vừa qua, mà trong trung hạn cũng sẽ như vậy. Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực, thì thâm hụt của Việt Nam lớn hơn hầu hết các nước.

Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn