Những chiến thuật thâm hiểm của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Thời sựThứ Bảy, 07/06/2014 06:22:00 +07:00

(VTC News) – Sau hơn 1 tháng đặt giàn khoan, phía Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chiến thuật thâm hiểm nhằm công kích, tấn công lực lượng chấp pháp của VN.

(VTC News) – Sau hơn 1 tháng ngang ngược đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển chủ quyền Việt Nam, phía Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chiến thuật thâm hiểm nhằm công kích, tấn công lực lượng của ta.

VTC News điểm lại một số chiến thuật điển hình phía Trung Quốc áp dụng nhằm cản phá lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam.

Tắt đèn “vờ chết” bẫy tàu Việt Nam đâm va


Ngày 28/5, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, Trung Quốc bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng, mỗi hướng duy trì 6-8 tàu để ngăn chặn lực lượng của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Các tàu này luôn cơ động, sẵn sàng phun nước, đâm va vào tàu của ta.

Ban đêm, các tàu quân sự này đã tắt đèn, thả trôi gây nguy hiểm cho các tàu của Việt Nam.  Ảnh Tuổi Trẻ
Ban đêm, các tàu quân sự này đã tắt đèn, thả trôi gây nguy hiểm cho các tàu của Việt Nam. Ảnh Tuổi Trẻ 

Tàu quân sự của Trung Quốc chia thành hai nhóm, một nhóm bảo vệ quanh khu vực giàn khoan 8-10 hải lý, nhóm còn lại bảo vệ vòng ngoài nhằm cản trở tàu chấp pháp của Việt Nam.

Các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải Trung Quốc tập trung bảo vệ ở phạm vi cách giàn khoan 5-6 hải lý, đồng thời tổ chức thành nhiều nhóm vây ép, đâm va, đẩy phạm vi hoạt động của tàu Việt Nam từ 5-6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.

Video Việt Nam gửi công hàm đề nghị trừng trị kẻ đâm chìm tàu:

Ở vòng ngoài, tàu cá Trung Quốc cũng đi thành nhóm để cản trở và đe dọa tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động cách giàn khoan 25-30 hải lý.

"Đáng chú ý là vào ban đêm, các tàu quân sự này tắt đèn, thả trôi gây nguy hiểm cho tàu Việt Nam", báo cáo của Kiểm ngư nhấn mạnh.

Chiến thuật “ruồi bu”


Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, sự xuất hiện nhiều tàu cá Trung Quốc là một sự thay đổi chiến thuật: chiến thuật “ruồi bu”.

Chiến thuật này nhằm bao vây, gây khó khăn cho tàu chấp pháp; dùng các tàu cá giả dạng để cho rằng ngư dân Trung Quốc đồng tình với nhà nước, biến tranh chấp chủ quyền thành vấn đề dân sự hòng thay đổi hình thức đấu tranh; nếu có va chạm thì lại vu vạ là tàu chấp pháp Việt Nam đâm tàu cá...

Chiến thuật này từng được Trung Quốc áp dụng trong việc tranh chấp với Nhật ở vùng đảo Senkaku.

Trung Quốc thay đổi mục tiêu tấn công


Tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu Trung Quốc đã chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thay vì tấn công các tàu Kiểm ngư như lúc đầu.

Vào lúc 13h10 phút chiều 3/6, tàu CSB 4032 được lệnh tiến vào giàn khoan Hải Dương 981, khi cách giàn khoan trái phép này khoảng 8 hải lý, đã có 4 tàu Trung Quốc với tốc độ cao lao ra ngăn cản.

Video chiêu thức tấn công của tàu Trung Quốc:

Thấy vậy, tàu CBS 4032 linh hoạt rút ra ngoài. Tàu Trung Quốc xuất hiện với số đông, sẵn sàng đâm va, bít đường vào, khiến các tàu kiểm ngư gần đó của lực lượng chấp pháp Việt Nam không tiến sâu được vào khu vực giàn khoan.

Trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam tạm thời chỉ tuyên truyền vòng ngoài, hạn chế áp sát, hạn chế va đâm để không gây ra tổn thất và tránh tình huống rủi ro.

Theo báo Thanh Niên, chỉ huy của tàu CSB 4032, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, Hải trưởng Hải đội 201 thuộc Vùng Cảnh sát biển 2 phân tích, do tàu Cảnh sát biển có tốc độ cao lại trang bị hệ thống thông tin hiện đại nên tàu Cảnh sát biển Việt Nam là “mục tiêu tấn công” trọng yếu của tàu Trung Quốc.

Mưu kế bẩn dụ tàu Việt Nam


Ngày 5/6, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam nhận lệnh cơ động tiến sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 để đấu tranh tuyên truyền kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu kéo của Trung Quốc khóa đuôi tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam - Ảnh: TPO
Tàu kéo của Trung Quốc khóa đuôi tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam - Ảnh: TPO  

Trong khi đó các tàu Trung Quốc dùng chiến thuật mới mở đường để tàu chấp pháp của Việt Nam có thể dễ dàng vào gần hơn với giàn khoan Hải Dương 981 sau đó tổ chức khóa đuổi ép các tàu chấp pháp của Việt Nam phải rút ra xa khu vực giàn khoan.

Cảnh giác với chiến thuật "bắp cải”

TS Lê Vĩnh Trương - Quỹ Nghiên cứu biển Đông cho rằng, trước mắt Việt Nam cần cảnh giác với chiến thuật "bắp cải”.

“Các tàu Việt Nam đang làm công việc chính đáng của một đất nước có chủ quyền. Sự tấn công của Trung Quốc là hành động đứng trên pháp luật thế giới, coi thường những văn bản đã ký kết với quốc tế, với Việt Nam và các nước liên quan.

Video phóng viên nước ngoài bất bình với Trung Quốc:

Trước các cuộc tiến công này, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần cảnh giác các ứng xử tiếp theo của Trung Quốc.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Trước mắt cần cảnh giác với “chiến thuật bắp cải” - hàng loạt tàu đóng vòng trong và vòng ngoài để gây sức ép với các tàu kiểm ngư của Việt Nam, như đã làm với Philippines”, TS Lê Vĩnh Trương nhấn mạnh.

Việt Nam ứng xử khôn khéo và chủ động

Sau nhiều lần tung chiến thuật mới gây nguy hiểm cho các tàu Việt Nam, ông Hà Lê - Cục phó Cục Kiểm ngư cho biết, “chúng ta hoàn toàn chủ động”.


Dù bị dẫn dụ vào nhiều chiêu bài mới của tàu Trung Quốc nhưng lực lượng Việt Nam không hề nao núng. Ảnh: Tuổi trẻ
Dù bị dẫn dụ vào nhiều chiêu bài mới của tàu Trung Quốc nhưng lực lượng Việt Nam không hề nao núng. Ảnh: Tuổi trẻ  

“Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, chúng ta còn phải quan sát bằng các thiết bị khác nữa. Vì họ thay đổi chiến thuật như vậy, nếu mất cảnh giác, ta sẽ bị động nhưng vì đã nhìn ra chiến thuật này nên các tàu Việt Nam không vấp phải nhiều khó khăn”, ông Hà Lê chia sẻ.

» Video: Trung Quốc đổi chiến thuật, sử dụng 126 tàu uy hiếp tàu Việt Nam
» Ảnh: Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển VN
» Chuyên gia Biển Đông: Cảnh giác với 'chiến thuật bắp cải' của Trung Quốc

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn