Những cách kết hợp rau ăn lẩu nguy hiểm cần tránh

Sức khỏeThứ Hai, 01/10/2018 15:23:00 +07:00

Có những loại củ, quả, rau ăn lẩu kết hợp sai cách có thể làm món ăn sinh ra chất độc nguy hiểm cần tránh xa.

Lẩu nóng ăn kèm rất nhiều rau xanh là món ăn được nhiều gia đình người Việt chọn lựa để giải ngán ngấy. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều dưới đây khi ăn lẩu tránh những ảnh hướng xấu với sức khỏe.

Tránh ăn cà chua, chanh và những loại rau quả giàu vitamin C khi ăn lẩu tôm, cua, sò, nghêu, ốc.

Lý do của việc này là khi bạn kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1

 Khi ăn lẩu bạn phải ghi nhớ những điều cần tránh trong bài viết này.

Khi ăn lẩu thịt gà vịt bạn không được ăn kèm rau kinh giới.

Lý giải cho kiêng kị này theo Đông y thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp rau lẩu này cùng nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

Món lẩu gà nên ăn kèm bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông súng, nấm tươi, rau ngải cứu là ngon nhất.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi vì rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

Khi bạn ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Ngoài ra, bạn cần chú ý 4 điều nên tránh khi ăn lẩu

2

 Kéo dài bữa ăn quá lâu, nhất là ăn lẩu đều không tốt cho sức khỏe.

1. Tránh kéo dài thời gian ăn

Ngày Tết nhiều người thường ngâm nga kéo dài bữa ăn để nói chuyện, nhưng đây là điều rất kiêng kị khi ăn lẩu.

Một bữa ăn quá dài sẽ khiện dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch màm cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.

Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.

2. Không nên ăn lẩu quá nóng

Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.

Trong trường hợp vừa ăn vừa uống rượu, hút thuốc lá, thức ăn không sạch dẫn đến nhiều khả năng gây bệnh. Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.

Video: Cẩn trọng khi dùng nấm ăn lẩu

3. Không căn đúng thời gian chín thực phẩm

Có một sai lầm khi ăn lẩu đó là thời gian cho thực phẩm vào nồi không cố định, người thì cho thịt, người thì cho rau, người thì gắp thức ăn lên bát. Đó cũng là lý do gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn ăn lẩu cần nhớ thời gian đủ làm chín thực phẩm trước khi ăn. Cho thức ăn vào cần thời gian đủ chín tới thì vớt ra ăn. Nếu ăn thịt quá tái sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, nhiễm ký sinh trùng. Nếu chín quá kỹ sẽ khó ăn, mất chất.

4. Tránh ăn nước lẩu quá cay

Điều cuối cùng khi ăn lẩu cần tránh đó là không nên cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu. Điều này không những làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.

Những người đang bị bất kỳ bệnh gì liên quan đến viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật thì không nên ăn lẩu nhiều.

Minh Vân
Bình luận
vtcnews.vn