Những bài huấn luyện chết người của biệt kích SEAL, Hải quân Mỹ

Thế giớiThứ Năm, 23/06/2016 08:15:00 +07:00

Cái chết cúa chàng tân binh 23 tuổi Danny DelBianco mới đây một lần nữa cho thấy sự khắc nghiệt trong quá trình huấn luyện để trở thành một đặc nhiệm SEAL, đội biệt kích bật nhất lịch sử thế giới của Mỹ.

Không chịu nổi áp lực từ những bài huấn luyện vô cùng khốc liệt của SEAL, chàng trai 23 tuổi Danny DelBianco tự kết liễu cuộc đời mình, đồng thời khép lại giấc mơ được đứng trong hàng ngũ của đội biệt kích hàng đầu thế giới một cách ám ảnh nhất.

Chỉ cách đây 2 tháng, ông Steve DelBianco còn bịn rịn chia tay cậu con trai Danny DelBianco khi anh trải qua những ngày tháng đầu tiên của khóa huấn luyện trở thành lính đặc vụ SEAL, đội đặc nhiệm tinh nhuệ hàng đầu thế giới.

CfeIFNBUMAEUp5F

Danny DelBianco 

Nhưng đó cũng là lần cuối cùng ông được nhìn thấy cậu con trai 23 tuổi của mình. Bởi chỉ sau 5 ngày tham gia vào khóa huấn luyện, Danny quyết định chấm dứt cuộc sống của mình bằng cách nhảy lầu do không thể chịu được những áp lực từ một trong những bài kiếm tra về thế chất và tinh thần khốc liệt nhất thế giới. 

Áp lực vượt quá sức chịu đựng

Giống như rất nhiều những ứng viên khác, sau 50 giờ liên tiếp không ngủ và phải trải qua những bài luyện tập khắc nghiệt bậc nhất thế giới, Steve rung chuông và bỏ cuộc. 

Nhưng khi mà những người còn lại quyết định đóng gói tư trang và tìm kiếm một tương lai mới, Danny quyết định leo lên tầng 22 của Khách sạn Mariott ở San Diego tự sát sau khi đã không thể hoàn thành ước mơ lớn nhất của cuộc đời mình là trở thành người lính đặc nhiệm SEAL.

Trước đó, chàng trai 23 tuổi hoàn thành gần hết giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện trong tâm trạng “thích thú và tự tin” và đang rất hào hứng khi sắp phải đương đầu với “Tuần địa ngục”, ông DelBianco kể lại. 

Nhưng rồi, những gánh nặng tâm lý, những kỳ vọng mà chàng trai 23 tuổi tự đặt lên đôi vai mình khiến anh đi đến quyết định mà không ai có thể ngờ đến. Cho đến thời hiện tại, Danny là trường hợp thực tập sinh đầu tiên tự tử trong quá trình tham gia vào khóa huấn luyện của SEAL. 

Ước mơ dang dở 

Thông thường, sau mỗi khóa huấn luyện, chỉ 20% số học viên ghi danh có thể vượt qua chương trình huấn luyện cơ bản của SEAL hay BUD/S.

Theo một số quân nhân từng phục vụ cho SEAL và những ứng viên nằm trong 80% còn lại, việc phải chịu đựng chế độ huấn luyện hà khắc và vượt quá sức chịu đựng đã để lại rất nhiều những di chứng về tâm lý cũng như rối loạn về tâm thần cho cả những người ra đi và ở lại.

Không những vậy, kể từ vụ khủng bố ngày 11/9, các bài tập thậm chí còn được nâng lên đến mức độ khó hơn gấp nhiều lần.

Tất nhiên, tất cả đều nhận thức được điều này nhưng đều bỏ qua nó. Chỉ đến khi Danny tự kết thúc cuộc đời mình, giới chức Mỹ mới nhận ra rằng họ cần xem xét và nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.  

Sau cái chết của chàng trai 23 tuổi, Hải quân Mỹ quyết định tăng cường giám sát các ứng viên thất bại, ít nhất là 24 giờ sau khi họ bị loại.

4-3-8362-1453705596-1453742698-1453885164577-71-0-326-499-crop-1453885454971

Để trở thành một đặc nhiệm SEAL thực thụ, các học viên phải trải qua 15 tháng huấn luyện với những thử thách khắc nghiệt. 

Nhưng rõ ràng 24 giờ đầu tiên chỉ là một phần của vấn đề. Hầu hết ứng viên ghi danh vào các khóa huấn luyện của SEAL đều là những người giỏi nhất và hiếm khi thất bại. Vì vậy, việc sẽ phải nhìn những người từng tập luyện với mình hoàn thành nốt giấc mơ còn dang dở đối với họ chẳng khác nào cực hình. 

“Bạn ngồi quét dọn và kỳ cọ nhà vệ sinh trong khi những người còn trụ lại tiếp tục hoàn thành giấc mơ mà bạn bỏ dở”, Kevin Hehmeyer, người từng tham gia vào khóa huấn luyện SEAL năm 2011 nhưng phải bỏ cuộc vì chấn thương chia sẻ.

"Một trong những điều khó khăn nhất là phải làm quen với việc quên đi guồng quay của những bài tập khốc liệt và những người đồng đội từng sát cánh bên mình trong những ngày tháng huấn luyện đã qua", Jamie Monroe, cựu huấn luyện viên của học viện SEAL cho biết.

Không những vậy, trong những năm gần đây, quá trình được trở thành lính đặc nhiệm đứng trong hàng ngũ của SEAL ngày càng trở nên khó khăn hơn.   

Nếu như trước đây, vào thời điểm năm 1999, cứ 3 người đăng ký ghi danh thì sẽ có 1 một người được ở lại, nhưng giờ đây chỉ 1 ứng viên phải cạnh tranh quyết liệt với 4 người còn lại mới mong có được một vị trí trong đội biệt kích tinh nhuệ này.

“Con trai tôi có lẽ đã vẫn còn sống nếu SEALs áp dụng chương trình hồi phục tinh thần cho các ứng viên sau khi họ thất  bại và bỏ cuộc”, ông DelBianco cho biết và thú nhận rằng gia đình ông đang rất đau khổ.

Nhưng ông cũng hi vọng hải quân Mỹ có thể thay đổi cung cách huấn luyện để tránh những cái chết thương tâm như những gì xảy ra với con trai mình.

Song Hy (Nguồn: CNBC)
Bình luận
vtcnews.vn