Nhiều người Anh hối hận vì 'thả trôi' lá phiếu, chọn rời bỏ EU

Thế giớiThứ Bảy, 25/06/2016 12:40:00 +07:00

Chỉ vài giờ sau quyết định “dứt áo” ra đi, nhiều người Anh đã tỏ ra hối hận về quyết định của mình.

"Tôi không nghĩ là phiếu của tôi sẽ ảnh hưởng nhiều đến cục diện. Tôi cứ nghĩ rằng dù thế nào chúng ta cũng sẽ ở lại", một người đàn ông tên Adam trả lời phỏng vấn đài BBC.

3-9949-1466823618

Một người phụ nữ anh thẫn thờ trước kết quả của cuộc trưng dân ý. 

Không chỉ riêng Adam, rất nhiều người Anh cũng đã tỏ ra hối tiếc trước quyết định của mình sau khi bắt đầu thấy được những hệ lụy bắt đầu manh nha xuất hiện sau khi Anh rời khỏi liên minh châu Âu.

Cả thế giới chấn động, thị trường chứng khoán toàn cầu hỗn loạn, còn đồng bảng mất giá mạnh nhất kể từ năm 1985. Nhưng đó mới chỉ là khởi điểm của rất nhiều những rắc rối mà không nhiều người Anh có thể lường trước với lá phiếu của họ.

Nhiều người tỉnh dậy và vẫn chưa thể quen với một thực tại rằng, Anh giờ đây đã không còn là một phần của EU.

Theo kết quả một cuộc điều tra của Google, lượt tìm kiếm với cụm từ "Điều gì sẽ xảy ra nếu Anh rời EU" đã tăng lên 3 lần 8 tiếng kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý ngã ngũ.

nhieu-nguoi-anh-hoang-mang-hoi-han-vi-chon-roi-eu-2

 Nhiều người tỏ ra hối hận trước quyết định thả trôi phiếu của mình.

Hay như Washington Post nhận định, dù cho nhiều người đang hân hoan trong men say chiến thắng, nhưng không phải ai trong số họ hiểu mình đã bỏ phiếu vì điều gì hay thậm chí nhiều người còn không hiều những điều cơ bản nhất về EU cho đến khi họ điên cuồng lên mạng và tìm kiếm thông tin về nó.

Những giờ qua, dòng hashtag "Chúng ta đã làm gì thế này" là một trong những cụm phổ biến nhất trên các trang mạng ở xứ sở sương mù. Bàng hoàng, hoang mang, không ít người giờ đây mới hối hận khi đã thả trôi lá phiếu của mình.

“Sáng nay tôi tỉnh dậy và thấy thật sự chấn động. Tôi ước gì mình được bỏ phiếu lần nữa và lần này tôi sẽ chọn ở lại.”, cô Mandy Suthi nói với báo Evening Standard và cho biết cả cô và gia đình đều bỏ phiều ủng hộ việc anh rời khỏi EU mà không hề tính đến hậu quả nhãn tiền.

Theo The Guardian, hơn 100.000 đã ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu Quốc hội Anh tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguyện vọng được ở lại của họ được đưa ra xem xét tại Quốc hội trong vòng 1 năm tới, nhưng nó cũng không đảm bảo rằng một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai được xem xét tổ chức.

Video: Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức sau khi người dân quyết định rời bỏ châu Âu

Trong khi đó, hàng chục nghìn người dân London mới đây cũng đã ký vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi yêu cầu thủ đô London rời Anh và ở lại Liên minh châu Âu (EU).

Song Hy (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn