Nhiều doanh nghiệp ngàn tỷ sắp bị 'nuốt' trôi

Kinh tếThứ Bảy, 04/05/2013 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều công ty lớn có số vốn lên đến ngàn tỷ đồng cũng bị nhăm nhe thâu tóm.

(VTC News) - Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều công ty lớn có số vốn lên đến ngàn tỷ đồng cũng bị nhăm nhe thâu tóm.

Khi sếp chọn nhầm đối tác

Câu chuyện Bibica có nguy cơ bị Lotte thâu tóm đã gây xôn xao dư luận từ rất lâu. Sau một thời gian tạm lắng, câu chuyện này bỗng dưng nóng trở lại với sự góp mặt của một ông lớn tài chính Việt mang tên SSI.

Hiện nay, Lotte đã nắm hơn 38% cổ phần của Bibica.
Hiện nay, Lotte đã nắm hơn 38% cổ phần của Bibica.  (Ảnh minh họa internet)
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2007. Để đưa Bibica (BBC) từ một doanh nghiệp có thị phần đứng thứ hai thị trường bánh kẹo lên vị trí số 1, ông Trương Phú Chiến, Tổng Giám đốc BBC đã bắt tay với “ông lớn” Lotte. Bên cạnh hỗ trợ công nghệ, đối tác cũng mua 30% cổ phần của BBC. Hiện nay, Lotte đã nắm hơn 38% cổ phần.

Tuy nhiên từ giữa năm 2010, Lotte đã đặt vấn đề đổi tên doanh nghiệp với lý do đây là thương hiệu mang tính toàn cầu, thiết lập mạng lướt kinh doanh rộng khắp. Từ đây, ý đồ thâu tóm BBC của Lotte đã lộ rõ.

Trong nỗ lực chống lại sự thâu tóm của ông lớn “ngoại”, BBC đã tìm đến sự trợ giúp của một ông lớn “nội”. Đó là CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Sau nhiều lần mua bán, SSI đã sở hữu 32% cổ phiếu BBC. Nhưng dù sao SSI, với tư cách là một tổ chức tài chính thì việc hiện thực hóa lợi nhuận khoản đầu tư luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Đây là mối lo rất lớn của BBC.

Nếu SSI muốn bán lại cổ phiếu BBC, đặc biệt bán cho Lotte thì câu chuyện thâu tóm không thể nào tránh được. Mặc dù ông Chiến khẳng định SSI chắc chắn sẽ không bán cho Lotte nhưng sự khẳng định được cho là không có nhiều tính đảm bảo vĩnh cửu.

Chủ tịch gửi tâm thư vì nỗi lo bị thâu tóm

Từng là một trong những thế lực lớn trên sàn chứng khoán Việt Nam, chẳng ai ngờ Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) lại có ngày xuống dốc như thời điểm hiện tại. Cổ phiếu ITA hiện đang ở mức rất thấp, chưa tới 6.000 đồng/CP.

Đứng trước những khó khăn chồng chất, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thị Hoàng Yến của ITA cho rằng có âm mưu thâu tóm doanh nghiệp một cách không lành mạnh khiến cổ phiếu bị làm giá, không thể vay được ngân hàng.

thau tom
Thương trường Việt lại nóng chuyện doanh nghiệp bị nuốt trôi
Trong báo cáo thường niên năm 2012 của  ITA, bà Yến thẳng thắn viết: "Mỗi ngày, hàng triệu, hàng chục triệu cổ phiếu ITA bị mua, bán, bị làm giá... một số ngân hàng trước đây tự nguyện đến xin cho chúng ta vay, thì nay bỗng quay lưng, nhất loạt buộc công ty trong một thời gian ngắn phải hoàn trả lại vốn... Tất cả những động thái đó cho thấy rõ mưu đồ thâu tóm ITA một cách không lành mạnh".

Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hội đồng quản trị là làm sao giữ vững, bảo vệ được công ty không để bị chiếm đoạt như đã xảy ra gây chấn động thị trường tài chính tiền tệ Việt nam.

Bà Yến khẳng định năm 2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn, HĐQT xác định mục tiêu đầu tiên của công ty là "
Bảo tồn doanh nghiệp vẫn là mục tiêu hàng đầu cần phải được tiếp tục bảo vệ. Bảo vệ công ty như chính ngôi nhà của mình – Xác định mất công ty là mất tất cả".

Thâu tóm trong bình yên

Trong mua bán và sáp nhập, có thể thấy Masan được xem là “cá mập” khi liên tiếp bỏ hàng trăm tỷ đồng để mua nhiều công ty. Mới đây, Masan mua thành công 53% cổ phần Vinacafé Biên Hòa và gần 64% cổ phần Vĩnh Hảo.

Masan đang đang thương thuyết để mua lại Công ty Bia và Giải khát Phú Yên (PYBECO) với giá trị ước tính khoảng 12 triệu USD.
Trong mua bán và sáp nhập, có thể thấy Masan được xem là “cá mập” (Ảnh minh họa internet) 
Nắm giữ hàng loạt tên tuổi lớn ở Việt Nam dường như chưa đủ thỏa mãn Masan. “Ông lớn” này vừa gây xôn xao khi Công ty Cổ phần bia và nước giải khát Phú Yên (PYBECO).

Masan đã chi 252 tỷ đồng để mua một công ty bia thông qua các công ty con. Việc thương thuyết mua lại công ty bia vẫn đang diễn ra và chưa có kết quả cuối cùng.

Việc mua lại dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng tới. Tuy nhiên, thương vụ Masan mua lại PYBECO có vẻ khá bình yên.

PYBECO, được thành lập năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trên 30% với tài sản ban đầu là 37 tỷ đồng, công suất 10 triệu lít/năm. Đến nay, tài sản đạt 270 tỷ đồng, công suất sản xuất 50 triệu lít/năm.

Thanh Hà

Bình luận
vtcnews.vn