'Nhất thể hóa' để tinh giản bộ máy

Thời sựThứ Ba, 02/10/2018 10:58:00 +07:00

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xác định phải tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị.

Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp. Chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh tích cực, chủ động từng bước cụ thể hóa một cách linh hoạt, sáng tạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chỉ đạo có liên quan đến nội dung này của Trung ương.

Trên thực tế, Quảng Ninh đã sớm tiến hành nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) hoặc ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã ở các địa phương và bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện tại Cô Tô. Đồng thời, triển khai nhất thể hóa một số chức danh tại huyện Cô Tô, như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ...

Nhat-the-hoa-06-021

 UBND phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) thực hiện tinh gọn biên chế, tăng hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính trên địa bàn. (Nguồn: sggp.org.vn)

Tuy nhiên, phải đến khi xây dựng và triển khai thực hiện Đề án 25, Quảng Ninh mới thực hiện nhất thể hóa một cách quyết liệt hơn. Để xây dựng Đề án này, tỉnh đã nghiên cứu, quán triệt rất kỹ các chủ trương, đường lối của Đảng; các cơ sở pháp lý liên quan, tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong nước và xem xét, tham khảo kinh nghiệm các nước có hệ thống chính trị tương đồng như Lào, Trung Quốc... về các mô hình nhất thể hóa chức danh, sử dụng chung cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng với cơ quan chuyên môn của chính quyền...

Đề án đã nêu rõ một số giải pháp để tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy là: Thực hiện nhất thể hóa một số chức danh, vị trí việc làm và khoán, hỗ trợ kinh phí hoạt động; thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số vị trí việc làm phù hợp, tính chất công việc có liên quan, hỗ trợ lẫn nhau...

Thực hiện nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý: bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND cùng cấp; tiếp tục thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện; cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã; nhất thể hóa chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu của cấp ủy với thủ trưởng cơ quan chuyên môn của chính quyền cùng cấp.

Theo đó, chủ tịch UBND cần nhất thể với bí thư cấp ủy; tiến tới hợp nhất cơ quan như: Tổ chức (của Đảng) và nội vụ (của chính quyền); thanh tra với kiểm tra; sử dụng cơ quan giúp việc chung trong khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Việc nhất thể hóa, hợp nhất này vừa bảo đảm tinh giản, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.

Những hiệu quả bước đầu

Trước khi tiến hành nhất thể hóa các chức danh theo Đề án 25, Quảng Ninh đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã từ năm 2006. Đến nay, nhìn lại mô hình này có thể thấy hiệu quả rất rõ ràng. 

Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương.

Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND. Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.

Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.

Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tuỵ với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục vừa làm, vừa rút kinh nghiệm

Sau một thời gian thí điểm thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND ở một số địa phương, năm 2014 Quảng Ninh đã bắt tay vào thực hiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. Đây được coi là một thí điểm có tính đột phá của Quảng Ninh trong đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện cải cách hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ hiện nay là giảm đầu mối, giảm biên chế.

Kết quả bước đầu có thể khẳng định, việc nhất thể hóa các chức danh và sáp nhập một số đơn vị đã bảo đảm được 3 mục tiêu: Tinh giản được bộ máy, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.

Theo số liệu năm 2014, Quảng Ninh đã giảm được 101 phòng, ban, đơn vị, tinh giản 1.164 người hoạt động không chuyên trách cấp xã; không chi trả phụ cấp thường xuyên cho 17.697 người, giảm cho ngân sách cả trăm tỉ đồng.

Video: Hà Nội chi gần 20 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ tinh giản biên chế

Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND.

Hơn nữa, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.

Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.

Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tụy với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ thực tế này có thể khẳng định, chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể; bộ máy gọn nhẹ, tinh giản biên chế, tiết kiệm được một phần ngân sách, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định, Quảng Ninh quyết tâm mở rộng nhất thể hóa các chức danh trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện Cô Tô và Tiên Yên; Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện ở 9 địa phương (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp huyện: Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở 12 địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra ở 7 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô); Trưởng Ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ ở Uông Bí, Tiên Yên và Cô Tô; Chánh Văn phòng Huyện ủy và Chánh Văn phòng HĐND và UBND ở Tiên Yên và Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Phó Chủ tịch HĐND ở Cô Tô.

Để có những quyết định trên, tỉnh Quảng Ninh đã rà soát lại tất cả tổ chức, bộ máy của cả cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp và cả các cấp cơ sở là chính quyền cấp xã, tổ chức tự quản ở cấp thôn, bản, khu phố.

Như vậy, Quảng Ninh không chỉ dừng ở việc tinh giản biên chế mà gắn kết cả 3 nhiệm vụ: Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng với đổi mới tổ chức bộ máy rồi mới đến tinh giản biên chế. Trong quá trình rà soát dễ nhận thấy Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra về cơ cấu, tổ chức bên trong gần như trùng lặp và đều có chức năng thực hiện nhiệm vụ làm rõ các sai phạm nhằm xử lý, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị mà đội ngũ ấy có 76% là đảng viên.

Tuy nhiên, trên thực tế, dư luận cũng còn băn khoăn với suy nghĩ, việc nhất thể hóa có dẫn đến chuyên quyền độc đoán, “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, làm mất đi vai trò lãnh đạo, kiểm tra của Đảng? Hay lãnh đạo kiêm nhiệm lại cần nhiều hơn những cấp phó để hỗ trợ công việc, rồi vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau khi tinh giản biên chế...?

Vấn đề là phải có cơ chế, thể chế để kiểm soát quyền lực. Phải cụ thể hóa trong cơ chế, thể chế những nguyên tắc khi thực hiện hợp nhất, nhất thể hóa hai cơ quan, phân công rõ đối tượng chứ không phải cộng cơ học hai chức danh này với nhau. Lại cũng có ý kiến cho rằng, “trên đời này làm gì có đường, người ta đi nhiều thì thành đường”, vì vậy, ở Quảng Ninh sẽ cần thận trọng hơn khi thực hiện Đề án, những tiểu đề án cụ thể sẽ làm rõ hơn những bước đi tiếp theo của “nhất thể hóa”.

Trong lần làm việc gần đây với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, mô hình đổi mới của Quảng Ninh là phù hợp với chủ trương của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị để bắt kịp với đổi mới kinh tế trong tình hình mới. Tổng Bí thư cho rằng, Trung ương Đảng đã có chủ trương về việc đổi mới hệ thống chính trị rất rõ thông qua các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, vì vậy, tỉnh Quảng Ninh không phải băn khoăn về chủ trương mà tiếp tục làm.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư lưu ý Tỉnh không được chủ quan mà phải vừa làm vừa nghiên cứu, rà soát, rút kinh nghiệm, nhất là trong thực hiện nhất thể hóa chức danh phải có cơ chế kiểm soát quyền lực của người đứng đầu không được để phát sinh tiêu cực, hậu quả.

“Đất nước đã thực hiện đổi mới kinh tế nên giờ phải thực hiện đổi mới hệ thống chính trị để bắt nhịp với nhau, xây dựng đất nước phát triển. Trung ương Đảng đồng ý chủ trương Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống chính trị từ việc thực hiện Nghị quyết số 19 và Đề án 25 của tỉnh nhưng phải làm chắc chắn, thận trọng, bài bản. Trung ương Đảng tin tưởng Quảng Ninh sẽ làm được và đặt niềm tin ở Quảng Ninh”, Tổng Bí thư khẳng định.

Thực tiễn ở Quảng Ninh và một số địa phương khác đang học tập mô hình của Quảng Ninh cho thấy, nhất thể hóa một số chức danh là hướng đi đúng, khả thi nhất hiện nay nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về tinh giản bộ máy, tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, mô hình nhất thể hóa một số chức danh là giải pháp khả thi nhất mang tính đột phá trong thực hiện mục tiêu tinh giản tổ chức gắn với tinh giản biên chế mà Nghị quyết Đại hội XII đã vạch ra.

(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
Bình luận