Nhật Bản: Hàng vạn người khỏa thân tranh cướp 'gậy thần'

VideoThứ Hai, 20/02/2017 19:10:00 +07:00

Tại Nhật Bản, khoảng 10.000 người đàn ông tập trung tại một ngôi đền để tham gia lễ hội khỏa thân tranh cướp đôi gậy may mắn.

 

Theo Daily Mail, những người đàn ông Nhật Bản tham gia vào lễ hội Hadaka Matsuri hay còn gọi là lễ hội khỏa thân. Lễ hội này diễn ra hàng năm ở ngôi đền Saidaiji Kannon, thành phố Okayama, phía tây Nhật Bản.

Những người đàn ông xô đẩy nhau trong vòng hơn một giờ, với hy vọng lấy được cây gậy may mắn.

“Cây gậy thần” gọi là shinghi, dài 20cm và đường kích 4cm. Người nào bỏ được cây gậy vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì anh ta sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.

2960219

 Hàng vạn người đã tranh cướp cây gậy may mắn trong lễ hội

Trước đó, những người đàn ông cùng nhau mặc trang phục truyền thống trong những chiếc lều được dựng lên xung quanh. Từng nhóm đàn ông trông như các võ sĩ sumo nhảy vào bể nước lạnh để gột bỏ bụi trần, uống rượu sake để lấy tinh thần.

Thời thiết ở Okayama vào tháng 2 rất lạnh, nhiệt độ thậm chí có thể xuống tới dưới 0 độ C. Vào lúc 10 giờ tối, ánh đèn phụt tắt trong khi đám đông 10.000 người đàn ông đồng thanh hét lớn.

Hai cây gậy được một nhà sư ném vào đám đông từ ô cửa sổ cao 4 mét. Những người có mặt trong ngôi đền sẽ lao vào cuộc chiến “tàn khốc”. Không khí trong ngôi đền khi đó rất náo loạn, hỗn độn.

Lễ hội truyền thống Nhật Bản có tuổi đời lên đến hơn 500 năm. Dù được gọi là lễ hội khỏa thân nhưng sự kiện hoàn toàn không liên quan tới tình dục hay giới tính mà mang tính chất tín ngưỡng.

Vật may mắn ban đầu là những lá bùa nhưng sau đó thay bằng cây gậy vì giấy dễ bị rách trong quá trình tranh cướp.

Đây là một nghi lễ thanh lọc cơ thể của người dân Nhật Bản với mục đích cầu may mắn, thành công trong năm mới.

100 người tham gia được yêu cầu phải thực hiện nghi thức đứng ôm tảng băng lớn trong hồ nước lạnh giữa trời. Sau đó, họ sẽ quỳ xuống giữa dòng nước lạnh để cầu nguyện. Đây cũng là cách để giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính kiên nhẫn.

Nguồn: Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn