Nhầm lẫn đau nửa đầu với đột quỵ, cô gái 27 tuổi suýt mất mạng

Đời sốngThứ Năm, 21/09/2017 08:00:00 +07:00

Ngày 30/7 vừa qua, Carly White, một cô gái 27 tuổi đã nhầm lẫn cơn đột quỵ não của mình với các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu (Migraine) và suýt nữa thì mất mạng.

Chủ Nhật ngày 30/7/2017, Carly vẫn đến một nhà hàng có tên Mary Brown ở Carmanville làm việc như bình thường. Nhưng đến tối, một bên đầu của cô bắt đầu xuất hiện cơn đau dữ dội. Sau đó, các triệu chứng dần trở nên trầm trọng hơn. Cô liên tục nôn mửa ngay cả khi uống nước, thở hổn hển và run rẩy. Rồi một phần sau đầu của cô bị tê liệt.

Nhưng lúc đó, Carly chỉ nghĩ cơ thể đang mắc chứng Migraine- một chứng đau nửa đầu nên không có gì nguy hiểm cả. Vì vậy, cô quyết định cố gắng ngủ.


Carly White, 27 tuổi phải trải qua một cuộc phẫu thuật não kéo dài và hôn mê sâu 6 ngày

Đến 4 giờ 30 phút sáng ngày 31/7, cô phải thức giấc vì một cơn đau đớn không thể chịu nổi và đầu cô nóng bừng. Cô biết rằng sức khỏe của mình đang bị đe dọa bởi điều gì đó nên Carly White đã nhờ chồng mình là Nathanael đưa đến một bệnh viện địa phương ở thị trấn Carmanville.

Carly không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng cơn đau đầu dữ dội mà cô nghĩ là chứng đau nửa đầu kia lại là một cơn đột quỵ não.

Ngay sau đó 20 phút, cô bị mất ý thức. Bệnh viện quyết định chuyển Carly đến Trung tâm Khoa học Y tế ở St. John's, NL, Canada. Tại đây, cô gái đã trải qua một cuộc phẫu thuật não để loại bỏ một lượng lớn mô chết đã gây ra sự tích tụ dịch tủy sống trong não. Sau 6 ngày hôn mê, Carly tỉnh dậy nhưng không thể nói và đi bộ được nữa.

Carly quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người nên nâng cao hiểu biết của mình về bệnh đột quỵ não nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân. Giống như những gì các bác sĩ đã nói với cô: “Nếu chờ đợi thêm 1 giờ nữa, cô sẽ chết.”


Cô tỉnh dậy với 27 vết khâu sau đầu. Theo các bác sĩ, nếu Carly đến muộn chỉ 1 giờ nữa, cô sẽ chết.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc làm bệnh nhân tử vong trước 24 giờ.

Điều đáng nói là, mặc dù trước khi đột quỵ não xảy ra thì cơ thể đã phát đi nhiều dấu hiệu cảnh báo. Nhưng không phải dấu hiệu nào cũng rõ ràng nên rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Bệnh nhân đột quỵ não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Video: Hà Nội - Phụ nữ 43 tuổi đột quỵ não nghi do dùng thuốc tránh thai

Sự giống nhau giữa đột quỵ và đau nửa đầu Migraine

Cả hai bệnh đều gây mất phương hướng, đột ngột xây xẩm, chóng mặt. Mặc dù mất phương hướng do đột quỵ não xảy ra do mất ý thức. Còn mất phương hướng của cơn nhức đầu Migraine xảy ra do sự xáo trộn của đau đớn.

Cả hai bệnh đều có thể gây ra sự thay đổi thị lực hoặc mất thị lực. Đột quỵ não thường gây mất thị lực một mắt, đôi khi là 2 mắt. Tuy nhiên, một cơn đau đầu Migraine nặng cũng có thể gây ra hiện tượng mất thị lực.

Cả hai bệnh đều liên quan đến chóng mặt hoặc cảm giác quay đảo, chân tay yếu đi. Cả hai căn bệnh đều tạo ra một cảm giác chung là “khủng khiếp, quay cuồng” một cách mơ hồ.

Cả  hai bệnh đều liên quan đến yếu tố di truyền. Một người có tiền sử gia đình bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Cũng giống như vậy, một người có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu Migraine có nguy cơ bị nhức đầu Migraine cao.

Sự khác nhau giữa đột quỵ và đau nửa đầu Migraine

Sự khác biệt giữa chứng đau nửa đầu và đột quỵ nhiều hơn đáng kể so với những điểm tương đồng.

 Đau nửa đầuĐột quỵ
Nguyên nhânĐau nửa đầu là một hiện tượng gặp thường xuyên. Do yếu tố thời tiết, thay đổi hormone, stress, thiếu ngủ…Đột quỵ xảy ra do những thay đổi đột ngột về huyết áp, tim mạch. 
Độ tuổi

Thường ở những người 20-30 tuổi.

Người lớn hơn 60 tuổi
Cơn đauĐau nửa đầu thường kèm theo đau. Đột quỵ thường không liên quan đến đau, trừ khi đột quỵ do chảy máu não hoặc vỡ động mạch.
Mức độ cơn đauCơn đau tăng dần mức độ. Rất ít trường hợp bị đau nửa đầu mà dẫn đến một cơn đột quỵ nguy hiểm.Đau đầu của đột quỵ đột ngột và áp đảo dữ dội, liên quan đến triệu chứng thần kinh.
Tê liệtKhông liên quan đến tình trạng yếu, tê, mất thị lực hoặc khó nói, trừ trường hợp quá nặng.

Gây liệt một bên mặt, tê một bên cơ thể, mất thị giác một phần, khó nói hoặc kết hợp các triệu chứng này.

Lời khuyên của bác sĩ cho chúng ta

Theo các chuyên gia, khi bị đột quỵ, các tế bào não sẽ không được cung cấp đủ máu để hoạt động nên gây tử vong sau vài phút. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ chứ không phải một cơn đau nửa đầu thông thường, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế sớm nhất.

Chúng ta cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ não sớm bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt và làm việ hợp lý. Đây được xem là những biện pháp dự phòng hiệu quả và chủ động nhất.

  • Không lạm dụng rượu bia, bỏ thuốc lá
  • Ăn uống hợp lý, hạn chế mỡ động vật, tăng cường thực phẩm chứa Anthocyanin và Pterostilbene như quả việt quất để hạn chế hình thành mảng xơ xữa, cục máu đông- nguyên nhân gây ra đột quỵ.
  • Kiềm chế căng thẳng không đáng có, ngủ đủ giấc
  • Tăng cường vận động
  • Với người trên 30 tuổi, người bị bệnh huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường: cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố thúc đẩy cho đột quỵ có thể xảy ra.
Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn