Nhà thiết kế dũng cảm 'ném' con vào nơi khổ nhất để con hiểu thế nào là nghèo đói

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 17/08/2018 17:23:00 +07:00

Nhà thiết kế Minh Phúc đã ''ném'' các con vào nơi cực khổ hơn rất nhiều cuộc sống hiện tại, để có những trải nghiệm.

Cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao trước bài chia sẻ trên trang cá nhân của một người mẹ ở Hà Nội. Người mẹ này đã quyết định "ném" còn mình về nơi được xem là khổ nhất - 1 vùng quê nghèo ở miền núi Phú Thọ, để trải nghiệm hoàn cảnh cuộc sống mới khác so với cuộc sống sung túc thường nhật.

"Cuộc sống ở đây sẽ khác hoàn toàn những gì con được biết và đã trải qua nơi phố thị. Chắc nhiều người nghĩ mình Hâm, nhưng thây kệ vì bản thân luôn hiểu là mình sẽ làm điều tốt nhất cho con !

Trẻ con như búp trên cành, cứ sống trong cảnh sẵn có, liệu các con bao giờ mới hiểu, bằng bao sự khó khăn vất vả bố mẹ mới có thể lo lắng cuộc sống cho con và cho gia đình được như thế này. Nhưng làm thế nào để hiểu, là cả một vấn đề, cá nhân tôi đề cao sự trải nghiệm thực tế...", người phụ nữ chia sẻ trên trang cá nhân.

Câu chuyện và quyết định của người mẹ này sau đó đã nhận rất nhiều phản hồi trái chiều từ phía dân mạng, có người phản đối nhưng cũng có rất nhiều người ủng hộ, tán đồng. Thậm chí nhiều người còn để lại bình luận mong chị chia sẻ thêm về cách trò chuyện, nuôi dạy con.

Người phụ nữ ném con vào nơi khổ nhất xã hội: 1 câu hỏi khiến con trai thay đổi thái độ - Ảnh 1.

 Chị Minh Phúc và cậu con trai 11 tuổi của mình trong quãng thời gian sống tại một vùng quê ở Phú Thọ.

Đi để con hiểu thế nào là nghèo, thế nào là khổ

Liên hệ với người mẹ - nhân vật chính trong bài chia sẻ trên, được biết chị chính là nhà thiết kế Hà Minh Phúc (SN 1985), một người khá quen mặt trong showbiz Việt. Nói là làm, chị Minh Phúc đã cùng gia đình đưa bé Bốp lên trải nghiệm cuộc sống mới ở vùng quê nghèo và vừa trở về Hà Nội cách đây không lâu. 

Chị Minh Phúc cho biết để đi đến quyết định này, bản thân chị đã phải suy nghĩ rất lâu và quan sát con trai trong suốt một thời gian dài. Hàng ngày chị đều cố gắng tiếp cận, trò chuyện cùng con, để hiểu con muốn gì, thích gì.

Và mỗi điều con trai chia sẻ với chị dù là nhỏ nhất, chị đều kiên nhẫn lắng nghe rồi đưa ra những bài học như: "Con ơi, cuộc sống này làm gì có ai tặng không ai, phải lao động, phải làm thì mới có được...".

Hay khi con trai dù sống trong điều kiện rất sung túc, không thiếu thốn than vãn: "Mẹ ơi, con chán quá....Con không muốn ăn món này, món kia...", chị đáp lại còn rằng: "con ơi các bạn ở vùng quê nghèo khổ hơn con rất nhiều, các bạn ấy làm gì có đồ ăn ngon để ngon".

Nói lý thuyết là vậy, nhưng chị Minh Phúc hiểu rằng cậu con trai nhỏ của mình không thể hiểu thế nào là nghèo, thế nào là khổ. Từ đó, chị đã lên kế hoạch để con cùng gia đình về vùng quê nghèo, thay đổi hoàn cảnh sống để biết về cái nghèo cái khổ, để biết trận trọng cuộc sống hiện tại hơn và không ngừng phấn đấu.

Chị Minh Phúc chọn một căn nhà ở vùng núi Phú Thọ, nơi phải đi nhiều chặng ô tô, đi bộ, trèo đèo và cả lội suối mới có thể tới nơi. Căn nhà lợp bằng lá, không có đầy đủ tiện nghi, điện chập chờn, không điện thoại, không ti vi, không internet....

Người phụ nữ ném con vào nơi khổ nhất xã hội: 1 câu hỏi khiến con trai thay đổi thái độ - Ảnh 3.

 Nơi gia đình chị Minh Phúc ở trong quãng thời gian ở Phú Thọ.

"Khi vừa lên tới nơi, 2 anh em đã bắt đầu kêu: Mẹ ơi chán quá, ở đây thì chán quá. Lúc đó chị có hỏi chúng chán vì sao? Chị nói Đốp vậy những đứa trẻ ở trên này chán thế thì chúng sống sao? So với điều kiện cuộc sống của con ở nhà và ở đây thì khác thế nào? Thế nên con đừng kêu chán nữa, hãy ra ngoài đi, thử xem ở đây có gì.

Nghe mẹ nói vậy, Đốp bắt đầu thỏa hiệp và tham gia vào các hoạt động như chăn trâu, nhóm lò, đi làm cơm lam, tắm suối, tắm cho trâu, chơi với những đứa trẻ ở đây... Khi con tham gia các hoạt động đó, chị luôn ở bên cạnh và nói chuyện với con. Chị để con tự nói lên cảm xúc của mình, có như vậy con mới thực sự hiểu, mới thực sự thấm thía bài học", chị Minh Phúc chia sẻ.

 

Bé Đốp đã tham gia rất nhiều hoạt động như làm cơm lam, nhóm lò, chăn trâu... 

Trải qua những ngày thay đổi hoàn cảnh cuộc sống, dù từng khóc lóc vì khổ vì chán nhưng cậu bé Đốp đã cho mình những trải nghiệm không thể nào quên. Khi trở về nhà, cậu có thể tự hào chia sẻ lại với những người xung quanh, với bạn bè về những câu chuyện thực tế của mình. 

Trước đó, cuộc sống của gia đình chị Minh Phúc rất đủ đầy, nên những trải nghiệm mới, hoàn toàn không dễ dàng gì.

dsc4436-153449311842224170901 6

Gia đình của chị Minh Phúc.

dsc5152-15344932074051725808579 6

Chị Phúc cùng người bạn thân Ly Eva. Cả hai đều là những nhà thiết kế nổi tiếng.

Nguồn: Thế giới trẻ
Bình luận
vtcnews.vn