Nguyện cầu cho môn Lịch sử

Giáo dụcThứ Sáu, 27/11/2015 02:38:00 +07:00

Một dân tộc không coi trọng lịch sử, không rõ về cội nguồn của mình. Dân tộc đó khó mà tồn tại trong tương lai.

(VTC News) – Một dân tộc không coi trọng lịch sử, không rõ về cội nguồn của mình. Dân tộc đó khó mà tồn tại trong tương lai. Và giờ đây chúng ta chỉ còn biết “nguyện cầu cho môn Lịch sử”.

Xung quanh tranh cãi về việc tích hợp môn Lịch sử, độc giả Trần Đức Thuận đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.Báo điện tử VTC News xin đăng tải những chia sẻ của độc giả Trần Đức Thuận để rộng đường dư luận.

"Tuần vừa rồi nhiều người Việt chúng ta đã "Pray for Paris" cho một nước Pháp ở châu Âu xa xôi. Bây giờ cũng đã là lúc nên quay lại Việt Nam để luận về một vấn đề sát sườn và đang làm nóng xã hội là tích hợp môn Lịch sử với môn học khác.

Hồi còn nhỏ, lần đầu tiên mình biết đến lịch sử là qua cuốn truyện tranh " Bà Triệu". Khác với trẻ em bây giờ như thằng nhóc nhà mình suốt ngày cắm đầu vào cuốn "Doremon", ăn thì dùng bát " Doremon', ngủ trên cái ra giường cũng phải là ra"doremon" nó mới chịu. Mình mê ngay cuốn chuyện đó.
Bà Triệu , còn được gọi là Triệu Ẩu , Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh(225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Bà Triệu , còn được gọi là Triệu Ẩu , Triệu Thị Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. 

Thậm chí bây giờ gần 40 năm rồi, vẫn còn nhớ câu chuyện bắt đầu: 'Năm 111 trước Công nguyên....." đó là năm nhà Hán đô hộ nước Nam ta.

Mê đến mức mà đọc đến lúc bà Triệu bị giặc bao vây phải tự vẫn, mình ước có khẩu súng AK bắn chết hết bọn giặc, giải vây cho bà Triệu.

Lớn lên một chút khoảng lớp 6,7 là đến cuốn Lịch sử Việt Nam dày khoảng 2-3 cm, Rồi " Hoàng Lê nhất thống chí". Nhờ đó mà tôi biết Quang Trung với Nguyễn Huệ không phải là hai người..

Hồi đó do chưa có internet với game, chứ so sánh với bây giờ thì quả là khập khiễng. Lúc học đại học ở Nga, mình là dân kỹ thuật nhưng vẫn phải học môn :” Lịch sử thế kỷ XX".


Thời hiện tại công nghệ thông tin hầu như có mặt ở mọi nơi. Trẻ em, học sinh có nhiều thứ hấp dẫn hơn là đọc và học Lịch sử.

Còn sinh viên  Việt bây giờ thì cũng chán học Lịch sử bởi ra trường đi làm khó xin việc và cũng khó dạy thêm kiếm tiền.

Xã hội thì không coi trong người là nghề có liên quan đến Lịch sử. Người ta chẳng buồn nhếch môi khi giới thiệu ông, bà đó là nhà sử học.
Vua Quang Trung
Tượng vua Quang Trung 

Trong khi hãnh diện được chụp ảnh với chú :”Lệ rơi" hay với cô "Ngực tưng". Ảnh đưa lên Facebook còn có người “like”, thậm chí cả hàng tấn “like “ và lời thán phục là đằng khác. Còn chụp với nhà sử học, lơ mơ có thằng hỏi :"Mày chụp với thằng cổ lỗ sĩ nào vậy".

Môn Lịch sử còn bị xem là thứ yếu , còn bị tích hơp thì ai hơi đâu mà coi trọng đến người biết sử, làm sử.


Nên chăng khi Sử bị xem nhẹ thì tích hợp nó luôn, đưa nó trở thành một môn ở hàng thứ yếu.Đó là một cách giải quyết..dễ nhất, và cũng ...vô cảm nhất.

Thiếu gì cách để làm cho môn Lịch sử trở thành sinh động, hấp dẫn. Từ đó nâng cao vị thế của môn sử và tinh thần tự hào dân tộc.

Có khó gì đâu khi môt cái bảng tên đường khô khan và trơ trọi hoặc tên trường của một nhân vật lịch sử chúng ta thêm vài dòng về thân thế và sự nghiệp của họ;

Có khó gì đâu khi các nhà làm game Việt viết ra những game về những trận đánh oai hùng của dân tộc mà người chơi hóa thân vào nhân vật trong game đó. và nhà mạng cũng nên đóng vai trò trong việc quảng bá game đó thay cho những game bạo lực, tình dục.
Giật mình với câu trả lời hồn nhiên: ‘Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai bố con’
Có khó không khi những nhà làm phim phải được tạo điều kiện cạnh tranh để làm những bộ phim sử Việt hoành tráng chứ không phải là nhũng đơn đặt hàng chỉ định. Để rồi lúc công chiếu, chỉ có đạo diễn, tác giả kịch bản và diễn viên đóng vai trong phim ..quây quần xem phim và tự sướng với nhau;

Có khó không khi những nhà văn, nhà sản xuất phim hoạt hình được khuyến khích, tạo điều kiện để cho ra đời những cuống sách truyện tranh, những bộ phim hoạt hình lịch sử cuốn hút thiếu niên, nhi đồng..

Có khó không khi mà các cô, thầy dạy Lịch sử có điều kiện thu thập những tư tài liệu minh họa sinh động để giờ dạy sử không phải để ngủ.

Và có khó không khi mời những nhà sử học có tâm huyết, trăn trở với môn Lịch sử để viết lại sách sử cho sinh động hơn và để sách sử không còn giống như một cuốn niên giám thống kê..

Có khó gì không....chắc chắn là còn nhiều cái không khó..Chỉ có điều người ta không muốn làm cái điều không khó đó.

Một dân tộc không coi trọng lịch sử, không rõ về cội nguồn của mình. Dân tộc đó khó mà tồn tại trong tương lai.

Và giờ đây chúng ta chỉ còn biết “nguyện cầu cho môn Lịch sử”.


Trần Đức Thuận
Bình luận
vtcnews.vn