Người phụ nữ lăng mạ, tấn công CSGT trên phố Sài Gòn: ‘Đáng lẽ CSGT phải quật ngã, còng tay, bắt giữ’

Thời sựThứ Ba, 18/07/2017 16:00:00 +07:00

Thượng tá CSGT cho rằng, hành vi của người phụ nữ trong đoạn clip là vô đạo đức, đáng lên án và trong những trường hợp như vậy CSGT đáng lẽ phải quật ngã, còng tay bắt giữ.

   Video: Chạy ô tô lấn làn, nữ tài xế chửi bới lăng mạ, bắt CSGT xin lỗi

           

Vụ việc người phụ nữ chửi bới lăng mạ, túm cổ áo CSGT khi bị nhắc nhở vì điều khiển xe ô tô chạy sai làn đường tại khu vực gần ngã tư Ung Văn Khiêm - Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đang gây bức xúc dư luận. 

Danh tính người phụ nữ này được làm rõ là Trịnh Thị Thùy Dương.

q-2155234-0024163

Người phụ nữ liên tục chửi bới, lăng mạ túm cổ áo CSGT khi bị nhắc nhở chạy ô tô lấn làn khiến dư luận bức xúc. (Ảnh chụp màn hình) 

Xung quanh sự việc này, trả lời VTC News, thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - Nguyên Tổ trưởng Tổ xử lý Đội CSGT số 1 (Công an thành phố Hà Nội) cho rằng lực lượng CSGT nên khống chế đối tượng, còng tay để đưa về phường giải quyết.

- Hành vi của người phụ nữ điều khiển xe ô tô đi lấn làn và có hành vi chửi bới, đe doạ CSGT như trong clip khiến ông suy nghĩ gì?

Căn cứ vào những hình ảnh từ video tôi thấy rằng, người phụ nữ lái chiếc ô tô đi sai luật giao thông đường bộ. Thay vì chấp hành luật pháp thì người phụ nữ này đã dừng phương tiện giữa đường rồi xuống xe có những hành động không đúng mức với lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.

Ở đây người phụ nữ này đã có những lời lẽ dung tục, nhục mạ lực lượng thực thi công vụ. Đây là hành vi vô đạo đức, rất đáng lên án.

- Trường hợp này, hành vi của người phụ nữ này có bị khép vào tội chống người thi hành công vụ hay không, thưa ông?

Trong đoạn video trên, mọi người có thể thấy rõ hình ảnh người phụ nữ này chạy đến túm cổ áo, lăng mạ chiến sỹ CSGT đang làm nhiệm vụ.

Hành vi người phụ nữ túm cổ áo CSGT là hành vi có dấu hiệu cấu thành tội chống thi hành người công vụ.

Do vậy để đảm bảo được thực thi pháp luật được nghiêm thì đề nghị cơ quan chức năng làm rõ hành vi trên, xử lý nghiêm để răn đe những trường hợp khác. Trong vụ việc này nếu đã có căn cứ của hành vi chống người thi hành công vụ nên khởi tố vụ việc để điều tra làm rõ và đưa ra truy tố trước pháp luật.

ggggggrrrrr

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - Nguyên Tổ trưởng Tổ xử lý Đội CSGT số 1 (công an thành phố Hà Nội). 

Nên chăng những trường hợp này CSGT nên quật ngã, còng tay, bắt giữ đưa về phường gần đó thay vì để người này chửi bới, gây ách tắc giao thông giữa trung tâm TP.HCM?

Thực sự vụ việc khiến giao thông ách tắc như vậy thì có thể là do chiến sỹ CSGT kia xử lý chưa kịp thời. Trong trường hợp này, khi nhận thấy người phụ nữ không có thái độ hợp tác lực lượng CSGT cần thông báo đến lực lượng công an phường gần nhất đến hiện trường xử lý.

Nếu không, vị chiến sỹ CSGT này cần thông tin ngay đến cấp trên để được hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho bản thân mình vừa giải tỏa được tắc ngẽn giao thông tại khu vực đó.

Theo tôi, riêng trong trường hợp này, người phụ nữ đã túm cổ chiến sỹ CSGT, chửi bới lăng mạ, như vậy để đảm bảo kỷ cương của pháp luật chiến sỹ CSGT có đủ thẩm quyền để cưỡng chế người phụ nữ này để bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.

Trong những trường hợp như trên pháp luật đã trao quyền cho CSGT trong trường hợp đang thực thi công vụ đối với những trường hợp chống đối hoặc chống lại những người tham gia giao thông khác trên đường thì CSGT có quyền cưỡng chế ngay người đó đưa về công an xử lý.

Video: Bị xử lý vi phạm luật giao thông, tướng về hưu lăng mạ CSGT gây xôn xao

           

Đáng lẽ ra, trường hợp này vị chiến sỹ CSGT nên còng tay, bắt giữ người này về giao nộp cho lực lượng công an 113 để họ xử lý.

Cần phải hiểu thêm rằng, ngoài chức năng đảm bảo an toàn giao thông trật tự thì CSGT còn có một chức năng nữa là đảm bảo an toàn trật tự xã hội trong phạm vi mình đang hoạt động.

Có nghĩa là trong khu vực CSGT đang làm nhiệm vụ nếu thấy đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lực lượng CSGT phải có biện pháp cứng rắn xử lý để răn đe và kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hại cho chính bản thân người thi hành công vụ và người tham gia giao thông.

- Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc người tham gia giao thông có biểu hiện chống đối người thi hành công vụ. Phải chăng, văn hóa giao thông của một bộ phận người Việt đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng, thưa ông?

Hiện tại, đại bộ phận đều chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp tham gia giao thông theo ý của mình. 

20155852_1542846975735889_2456183088359676494_n_pgwv-0024168 3

Chiếc Toyota Camry do người phụ nữ điều khiển lấn làn gây kẹt xe nhiều giờ liền. 

Đến khi bị lực lượng CSGT kiểm tra, nhắc nhở, xử lý lại thể hiện cái tôi của mình quá lớn mà không biết rằng khi vi phạm việc đó trước hết sẽ ảnh hưởng tới bản thân.

Mỗi người nên tôn trọng pháp luật, phải tôn trọng những người điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông khác. 

Còn đối với những trường hợp cố tình vi phạm thì cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm, thật nặng để răn đe.

Xin cảm ơn ông!

Trả lời PV VTC News về vụ việc nữ tài xế hung hãn chửi bới CSGT khi bị nhắc chạy lấn làn ở Sài Gòn, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này, người phụ nữ này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì có hành vi chửi bới, lăng mạ hoạt động đúng đắn của chiến sỹ CSGT là người được giao nhiệm vụ tuần tra kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm.

Tùy theo mức độ người phụ nữ này gây ra mà có thể xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự theo Nghị định 167 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Xét thấy, nếu hành vi thỏa mãn dấu hiệu về tội phạm thì có thể xử lý bằng biện pháp hình sự theo điều 267 BLHS về "Tội chống người thi hành công vụ".

Bên cạnh đó, luật sư Thơm cũng cho hay: “Tùy theo tính chất mức độ nguy hại của các đối tượng gây ra cho xã hội hoặc những người xung quanh thì có quyền bắt giữ, còng tay.

Nhưng trong trường hợp này, người phụ nữ chưa gây ra hậu quả quá lớn và nguy hại nên cách xử sự của chiến sĩ CSGT là hợp lý. Tùy theo từng trường hợp và tính chất vụ việc sẽ có những biện pháp cưỡng chế khác nhau".

Luật sư Thơm nói: “Nếu người phụ nữ có hành vi chống đối, giật áo, lao vào hành hung thì bất cứ người dân nào cũng có quyền bắt giữ. Như trường hợp chiến sỹ CSGT trên nếu thấy cần thiết khi người phụ nữ này có dấu hiệu gây nguy hiểm đến bản thân mình hoặc những người xung quanh thì có quyền khóa tay, bắt giữ đưa về trụ sợ giải quyết".

Ngọc Thắng - Tùng Lâm
Bình luận
vtcnews.vn