Người lao động và 7 quyền lợi được bảo vệ sức khỏe

Tư vấnThứ Năm, 03/12/2020 13:52:00 +07:00
(VTC News) -

Người lao động cần biết những quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe để đòi hỏi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động được coi là sự đầu tư cho sự phát triển của quốc gia; là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người lao động, người sử dụng lao động, của hệ thống chính trị và toàn xà hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế làm nòng cốt.

Chính vì thế, pháp luật đã có những quy định nghiêm khắc, chi tiết về việc chăm sóc sức khỏe người lao động.

Người lao động và 7 quyền lợi được bảo vệ sức khỏe  - 1

Người lao động có quyền đòi hỏi những biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng. (Ảnh minh họa)

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012, người lao động phải được chú trọng và chặm sóc đến sức khỏe của mình. Đó là quyền lợi của họ. Cụ thể: họ phải được căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp, được khám sức khỏe định kỳ, làm việc ở môi trường phù hợp…Theo quy định tại Điều 152 thì:

“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.”

Như vậy, người lao động sẽ được chăm sóc rất cẩn thận và kỹ lưỡng về sức khỏe. Họ được đảm bảo về công việc và môi trường phù hợp với sức khỏe. Được hưởng các chế độ đãi ngộ về sức khỏe khi suy giảm sức khỏe, khả năng lao động.… Việc đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng chính là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Đối với các công việc có tính chất mức độ khác nhau thì đãi ngộ chắm sóc vè sức khỏe cũng khác nhau.

Các chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được áp dụng đối với cả người lao động, người làm thêm, thực tập, học nghề mà không có sự phân biệt.

Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ này đối với người lao động thì bị coi là vi phạm pháp luật lao động.

Lê Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn