Ngủ ngáy là dấu hiệu bệnh cần cảnh giác: Đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng

Tư vấnChủ Nhật, 13/02/2022 20:30:00 +07:00
(VTC News) -

Ngủ ngáy được coi là "kẻ thù của sức khỏe".

Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến trong giấc ngủ nên nhiều người không mấy để tâm. Thậm chí, không ít người cho rằng ngủ ngáy là dấu hiệu của một giấc ngủ ngon. Nhưng trên thực tế, ngủ ngáy được coi là "kẻ thù của sức khỏe". Khi ngủ ngáy, tim đột ngột ngừng đập có thể dẫn đến tử vong khi ngủ. Vì vậy, ngủ ngáy là mối đe dọa đến tính mạng và sức khỏe.

Một phần ba thời gian trong cuộc đời của mỗi người là dành cho giấc ngủ. Chất lượng của giấc ngủ có liên quan mật thiết đến trạng thái tinh thần của con người. Tuy vậy, ít người nghĩ rằng giấc ngủ cũng có liên quan đến các bệnh mãn tính, khiến chũng trở nên khó điều trị hơn.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... mà điều trị nhiều lần không hiệu quả, thì nên đi thăm khám để kiểm tra xem giấc ngủ có vấn đề gì hay không. Nói chung, khi bước vào độ tuổi 40 đến 50, bạn nên chú ý đến các vấn đề trong giấc ngủ của mình.

Ngủ ngáy là dấu hiệu bệnh cần cảnh giác: Đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng - 1

 

Dễ nóng giận và ngủ ngáy, cần đề phòng chứng rối loạn giấc ngủ

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến độ bão hòa oxy trong máu vào ban đêm giảm xuống đáng kể, làm giấc ngủ trở nên rời rạc, khiến người bệnh có nguy cơ đột tử, đột quỵ vào đêm, hoặc gây ra các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…

Ngoài ra, tính tình của người bệnh cũng sẽ thay đổi, dễ nóng nảy, cáu gắt, khiến chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Trước 50 tuổi, nam giới dễ mắc các bệnh về tim mạch; sau tuổi 50, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh mãn tính tăng lên gấp 5 lần.

Một bệnh nhân Trung Quốc mắc bệnh mãn tính do rối loạn giấc ngủ, nhiều năm bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thời trẻ, anh ta thường xuyên ngủ ngáy, vài năm gần đây thì có hiện tượng giảm sút trí nhớ. Kết quả chụp CT cho thấy, bệnh nhân này bị tổn thương đồi thị, có tiền sử cao huyết áp và tiểu đường 10 năm nay.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trong thời gian mắc bệnh, anh ta rất nóng nảy, từng đập vỡ nhiều đồ đạc có giá trị như điện thoại, máy tính... Chỉ sau khi đột ngột bị nhồi máu não, anh ta mới phát hiện có vấn đề về giấc ngủ. Sau khi được điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã thuyên giảm và dần dần được kiểm soát.

Ngủ ngáy là dấu hiệu bệnh cần cảnh giác: Đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng - 2

 

Cách giảm tình trạng ngủ ngáy

1. Hạn chế uống rượu, hút thuốc và giảm cân

Ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp trong giấc ngủ của nhiều người, vậy để không mắc phải các bệnh mãn tính, chúng ta nên làm gì để giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy? 

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể do uống rượu bia, hút thuốc lá, béo phì, và tác dụng của thuốc,… Để giảm tình trạng ngủ ngáy, nên hạn chế uống rượu, hút thuốc, giảm cân và điều chỉnh thời gian sử dụng thuốc.

2. Thở bằng mũi

Có rất nhiều cách để giảm ngủ ngáy, nhưng nhiều người không biết rằng, một cách giảm ngủ ngáy tương đối đơn giản và hiệu quả đó là thở bằng mũi. Khi thở bằng mũi, tình trạng ngủ ngáy sẽ thuyên giảm rõ ràng.

Ngáy là do luồng không khí lưu thông qua mũi bị cản trở. Khi mũi không thở được, chúng ta phải dùng miệng để thở. Lúc hít vào, vòm mềm ở miệng sẽ rung lên, khiến luồng không khí ra vào khoang miệng bị rung động, từ đó gây ra tiếng ngáy.

Vì vậy, khi ngủ hãy cố gắng thở bằng mũi và đặt đầu càng thẳng càng tốt, làm như vậy sẽ tránh được tình trạng mũi thông khí kém do tư thế đầu không đúng. Nếu bạn luôn thở bằng miệng khi ngủ thì chứng ngủ ngáy sẽ khó khắc phục.

Lan Hương(Nguồn: Secretchina)
Bình luận
vtcnews.vn