Ngoài lùm xùm, giáo dục Việt Nam năm 2018 có điểm nhấn gì?

Giáo dụcThứ Năm, 20/12/2018 09:08:00 +07:00

Bên cạnh những lùm xùm về sách giáo khoa độc quyền, gian lận thi cử hay bạo lực học đường, giáo dục Việt Nam năm 2018 vẫn có những điểm sáng ấn tượng để nhìn lại.

Thành tích tại Olympic khu vực và quốc tế

Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo, toàn bộ 38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự thi Olympic đều đạt huy chương trong đó có 18 huy chương vàng, 14 huy chương bạc và 11 huy chương đồng. Đặc biệt, tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, lần đầu tiên học sinh Việt Nam giành 8 Huy chương vàng.

Có thể nói, 2018 là năm đoàn học sinh Việt Nam đạt được thành tích cao tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế so với các năm trước đây.

diem sang giao duc

Đoàn học sinh Việt Nam giành thành tích cao nhất tại Olympic Sinh học

Thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế những năm gần đây thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ ở các môn môn khoa học tự nhiên khác như Hóa học, Vật lí, Sinh học.

Học sinh Việt Nam đạt 4 Huy chương vàng Olympic Vật lí Châu Á Thái Bình Dương, xếp thứ  3 Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương.

Tại kỳ thi Olympic Sinh học, năm qua, đội tuyển Việt Nam dẫn đầu về thành tích với cả 4 học sinh đều đạt huy chương. Đặc biệt, em Nguyễn Phương Thảo giành huy chương vàng, đồng thời là thí sinh có điểm cao nhất trong số 261 học sinh dự thi.

Triết lý giáo dục hướng tới sự tự do

Những ngày cuối năm 2018, từ nghị trường, trên báo chí đến các diễn đàn trên mạng xã hội, nhiều chuyên gia trong ngành nhắc đến khái niệm “triết lý giáo dục”, đề cao vai trò của sự tự do trong quá trình học tập.

triet ly giao duc 3

 

Tự do trong việc lựa chọn môi trường học tập yêu thích, ngành nghề yêu thích, được định hướng và làm công việc yêu thích sau khi ra trường mà không phải chịu bất cứ áp lực nào từ những kỳ vọng không phù hợp của gia đình, xã hội.

Ngoài ra, tự do cũng thể hiện trong việc nhận thức đúng và đủ về bản chất của con người, giáo dục, thoát khỏi vòng luẩn quẩn “học sinh sợ giáo viên, giáo viên sợ hiệu trưởng…” để các em dám lên tiếng trước những tiêu cực trong môi trường học đường.

Đặc biệt, việc tự học là một biểu hiện rõ ràng của việc hướng tới sự tự do trong giáo dục. 

“Giáo dục đào tạo là việc tổ chức và quản trị việc tự học của người học”, TS Lê Trường Tùng, giảng viên của FPT Edu chia sẻ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đã chỉ đạo nghiên cứu đề tài ở cấp quốc gia để tạo sự thống nhất cao về triết lý giáo dục trong mục tiêu và nguyên lí giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động của giáo dục tới đây.

Với quyết tâm này, khát vọng tự do trong giáo dục tin rằng sẽ sớm được hiện thực hóa và có thể trở thành một trong những điểm sáng đáng chú ý nhất trong một năm tới đây.

Công nhận thương hiệu giáo dục xuất sắc thế giới

Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu hiện có 33.000 học sinh sinh viên và có mặt tại 5 tỉnh thành lớn nhất cả nước. 

Chất lượng của cơ sở giáo dục này được khẳng định trên các bảng xếp hạng giáo dục uy tín như QS Star, Eduniversal. Đồng thời, tổ chức giáo dục này cũng là thành viên của các tổ chức giáo dục quốc tế như CDIO, ACBSP, AACSB, AUN.

diem sang giao duc 2

Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu là đơn vị duy nhất của Việt Nam được vinh danh thương hiệu giáo dục xuất sắc thế giới.

Năm 2018, 2 cơ sở đào tạo đại học của FPT Edu lọt top 1000 ĐH thế giới; 7 cơ sở đại học lọt top 500 ĐH Châu Á theo xếp hạng giáo dục thường niên của QS (QS World University Ranking).

Đặc biệt, FPT Edu cũng là thương hiệu  được Tổ chức Thương hiệu châu Á - Thái Bình Dương trao tặng giải thưởng cao nhất dành cho thương hiệu và xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục  Brandlaureate Special Edition World.

Đại học FPT trở thành trường đại học thứ hai tại Việt Nam nhận được giải thưởng này, sau ĐH RMIT Việt Nam.

Ngoài ra, lần đầu tiên Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng đại học quốc tế, hai Đại học Quốc gia nằm trong nhóm 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng đại học QS World (thế giới có hơn 21000 trường đại học).

Sinh viên ra trường có việc làm tăng

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm được cải thiện. Kết quả khảo sát độc lập về việc làm thông qua phỏng vấn trực tiếp 25.000 sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng của 50 trường đại học ở cả ba miền do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trung bình là 84% (chưa tính số người đi học tiếp), nhiều trường đạt từ 85 - 97%.

Ngọc Trâm
Bình luận
vtcnews.vn