Ngô Văn Thuận và câu chuyện 'đặc cách' ở bóng đá VN

Thể thaoThứ Ba, 04/09/2012 07:39:00 +07:00

Đã ít nhất một lần, ở chuyên mục này, tôi nhắc đến thí sinh Ngô Văn Thuận.

Đã ít nhất một lần, ở chuyên mục này, tôi nhắc đến thí sinh Ngô Văn Thuận.

1. Thuận ở Nghệ An, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn nỗ lực và gố gắng hết sức trong học tập. Thuận mơ ước trở thành sinh viên trường Sỹ quan Lục quân I, cũng bởi nếu trúng tuyển vào đây sẽ được nhà nước và quân đội "bao cấp", không phải mất tiền nhà ăn học.

Câu chuyện bắt đầu khi kỳ thi Đại học vừa qua, do không có tiền mua vé ô tô, Thuận Thuận đã quyết định đạp xe vượt quãng đường 300km chỉ với vẻn vẹn 30 ngàn đồng trong tay thực hiện phương án ăn bánh mì không, xin nước uống để thực hiện mơ ước của mình.

Câu chuyện này lên báo, nhiều người âm thầm theo dõi xem liệu Ngô Văn Thuận có trúng tuyển hay lại về chợ Vinh làm thuê để nuôi hy vọng năm sau lại đi thi.

Thuận sẽ không phải làm việc ở chợ Vinh để nuôi giấc mơ vào Đại học nữa!

Thuận trượt, như hàng triệu thí sinh khác vì số điểm ít hơn điểm chuẩn của Trường sỹ quan Lục quân 1.

Và may mắn, câu chuyện về chặng đường 300 km, nghị lực và tinh thần hiếu học của Ngô Quang Thuận đến tai Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng bộ Quốc Phòng.

Quyết định của Đại tướng là đặc cách cho Thuận vào Trường sỹ quan Tăng thiết giáp. Đây là trường có điểm chuẩn bằng với điểm của Thuận ở kỳ thi nhưng không nằm trong nguyện vọng của cậu học trò này.

Đây được cho là quyết định khéo léo bởi Đại tướng hoàn toàn có quyền đặc cách Thuận vào trường Lục quân. Nhưng trường Tăng Thiết giáp là hợp lý, đủ để Thuận hoàn thành mơ ước và cũng tiếp tục đòi hỏi Thuận cố gắng nhiều hơn nữa.

Vào trường chỉ là một khởi đầu, nếu Thuận không "trụ" được trong môi trường quân đội sẽ bị đào thải. Đó là chuyện bình thường.

Tất nhiên, Thuận không phải là thí sinh duy nhất đạp xe hang trăm km. Thuận cũng chưa chắc là thí sinh ham học nhất, nghèo nhất.

Ở mùa thi năm sau, nếu có những thí sinh đi bộ (chứ không phải xe đạp) hang trăm km cũng chưa chắc nhận được đặc cách này.

Song ai cũng tin Thuận sẽ là một quân nhân tốt, biết vượt qua khó khăn, biết lao vào nơi lửa đạn khi tổ quốc cần.

2. Có vẻ như trong bóng đá Việt cũng có những câu chuyện đặc cách tương tự. Đặc cách để khoác áo ĐTQG.

Điều khác biệt là ở chỗ, nếu Ngô Văn Thuận nghèo, chỉ có xe đạp và bánh mì thì các cầu thủ Việt thu nhập hàng tháng cả trăm triệu đồng. Rất nhiều cầu thủ chuẩn bị đợt tập trung tới đây vướng vào lùm xùm đạo đức, ý thức kỷ luật ở CLB.

Những tuyển thủ có hành xử vô văn hóa, chỉ cần nhắn gửi lời xin lỗi trơn tuột là lại sạch sẽ như thường.

Những cầu thủ bị phạt do ý thức thiếu chuyên nghiệp và vô kỷ luật của mình sau khi "dọa" lại CLB cũ không được xuống nước xin giảm trừ tiền phạt vì "gia cảnh khó khăn, mẹ già, con nhỏ" một cách ráo hoảnh. Cho dù ai cũng biết cầu thủ ấy đi siêu xe, xài hàng hiệu và thu nhập ngất trời.

3. Câu hỏi đặt ra là vậy thì chúng ta có thể đặt niềm tin vào ai trong mệnh đề "danh dự và phục vụ Tổ quốc"? Niềm tin vào một cậu học trò nghèo được đặc cách vào trường Sỹ quan hay niềm đi đặt vào những cầu thủ giàu có nhưng thiếu kỷ luật được "đặc cách" lên Tuyển?

Dường như ai cũng có câu trả lời.

Phong Nguyễn (Thể thao 24h)

Bình luận
vtcnews.vn