Ngỡ ngàng tạo hình giác mạc nhân tạo bằng kỹ thuật in 3D

Sức khỏeChủ Nhật, 03/06/2018 10:39:00 +07:00

Kỹ thuật in 3D tạo hình thành công giác mạc con người đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề thiếu hụt giác mạc cấy ghép trên toàn cầu.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Newscasle, Mỹ từng thử nghiệm in giác mạc người bằng kỹ thuật in 3D từ những tế bào gốc. Họ sử dụng tế bào gốc của con người kết hợp với collagen và alginate, tạo thành hỗn hợp loại gel mạnh đủ để máy in 3D có thể tạo hình thành một giác mạc nhân tạo.

4CBFCD4200000578-5786243-image-a-24_1527684415092

Tiến sĩ Steve Swioklo và Giáo sư Che Connon, công tác tại Đại học Newcastle sản xuất những giác mạc in 3D đầu tiên của con người (Ảnh: DailyMail)

Đây là lần đầu tiên một bộ phận cơ thể con người được thử nghiệm ứng dụng in bằng kỹ thuật này. Nếu thành công, kỹ thuật mới hứa hẹn sẽ trở thành nguồn cung cấp giác mạc không giới hạn, giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt giác mạc hiến tặng không chỉ trong nước Anh mà còn trên toàn cầu.

Giác mạc là lớp ngoài trong suốt của mắt giúp tập trung ánh sáng, điểm nhìn, nhưng nó cũng rất dễ bị tổn thương do nhiễm trùng, chấn thương hoặc tình trạng sức khỏe chung của cơ thể ngày càng xấu đi.

Hiện nay, nguồn hiến giác mạc, giác mạc hiến tặng để cấy ghép, chữa trị y học trên toàn thế giới đều đang khan hiếm. Có khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới cần được cấy ghép giác mạc để không bị mù sau khi điều trị khỏi các bệnh về mắt. Hàng triệu người bị mù hoàn toàn vì do bỏng, thương tích hoặc bệnh tật tạo thành sẹo trên giác mạc.

Đặc biệt tại Anh, chính phủ phải nhập khẩu hàng trăm các giác mạc để đảm bảo nhu cầu cấy ghép mỗi năm, bởi một lẽ người Anh không muốn hiến tặng giác mạc sau khi họ qua đời.

Một trong những nhà khoa học phát triển công nghệ mới này, Giáo sư Che Connon cho biết: Tạo ra giác mạc bằng kỹ thuật in 3Dcần nhiều thử nghiệm hơn nữa trước khi được đưa vào ứng dụng thực tế.

Video: Cuộc hội ngộ của mẹ và con gái 7 tuổi qua đôi giác mạc hiến tặng

“Sản phẩm này có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt giác mạc. Vì sao? Bởi, chỉ mất mười phút gel – hay còn gọi là mực sinh học – tạo thành hình giác mạc có chứa tế bào gốc ở trong đó.

Các tế bào hình giác giác mạc của con người sẽ trộn với collagen - thành phần chính của da người và mạch máu, và alginate - một carbohydrate tự nhiên được tìm thấy trong rong biển để tạo thành gel “in ra” giác mạc.

Giác mạc in ra đủ cứng để giữ hình dạng tiêu chuẩn, nhưng cũng đủ mềm đi qua vòi phun của máy in, và hết quá trình này mà các tế bào gốc của con người có thể sống sót, thì tức là chúng ta đã in thành công giác mạc” – Giáo sư Che Connon chia sẻ.

Chi Lê
Bình luận
vtcnews.vn