'Nghiện' Facebook: ‘Bán thân’ rẻ rúng trên mạng xã hội

Kinh tếThứ Sáu, 14/07/2017 17:02:00 +07:00

Danh tính, hình ảnh, thói quen, mối quan hệ, dữ liệu cá nhân là những bí mật riêng tư của mỗi người, nhưng lại đang có xu hướng "tự nguyện phơi bày" lên Facebook.

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Jacobin (Mỹ) với tiêu đề “The Smartphone Society” (Xã hội điện thoại thông minh), tác giả Nicole M Aschoff đã gọi những người thường xuyên lạm dụng điện thoại thông minh và nghiện facebook là những người “rao bán bản ngã" (cái tôi mỗi cá nhân) với giá rẻ rúng.

Video: Cảnh giác với các thủ đoạn ăn cắp mật khẩu trên facebook

Những người này đã lạm dụng quá nhiều vào facebook, dành phần lớn thời gian để trình diễn trên “sân khấu thế giới ảo” và “xây dựng văn hóa like”.

“Nhưng những màn trình diễn sân khấu có thể dễ lung lay và thường gây tổn hại thanh danh do phạm những sai lầm – vạ miệng, hiểu sai dấu hiệu của người khác, ăn vụng quên chùi mép, hoặc bị bắt quả tang đang nói dối”, Nicole M Aschoff viết trong bài.

Trong khi đó, tạp chí New York thì phân tích kĩ lưỡng hơn, chỉ rõ ra “4 dạng người được người ta thèm muốn nhất”. Những người này đã chăm chút cho hồ sơ kết bạn của mình trên facebook lôi cuốn đến mức họ bị chú ý quá nhiều và nhận những lời yêu cầu sốt sắng tới dồn dập – điện thoại của họ kêu liên tục với những tin nhắn từ những "tình nhân tiềm năng".

Họ thường xuyên chỉnh sửa hồ sơ của mình, thay vào nhiều ảnh mới, và trau chuốt từ ngữ mô tả bản thân mình sao cho hấp dẫn nhất.

facebook3

Mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng đã và đang biến thành "chợ hồ sơ" mà người bán (người dùng) hoàn toàn tự nguyện "phơi bày".

Toàn bộ sự nỗ lực bao gồm cả thời gian, sức lực được dồn vào trong “nền văn hoá like”. Có thể nói, việc “điều khiển, định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động” của người dùng là những phương pháp được nhiều tập đoàn công nghệ lớn sử dụng, bao gồm cả Google, Twitter và tất nhiên có cả facebook.

Khi bật facebook lên cũng giống như lúc đánh bạc. Khi đó người dùng sẽ nhận được “phần thưởng” là những tương tác, những commet, like và điều này khiến bản thân trở nên phấn khích.

Cơ chế “theo dõi” cũng là một hình thức làm não bộ của người dùng trở nên phấn khích hơn, khi chứng kiến lượng follower tăng từng ngày. Đây cũng là cách mà Facebook triệt để sử dụng.

Phạm vi lan tỏa đến mức khó tin của mạng xã hội và việc tiếp nhận nhanh chóng của nhiều người cũng như việc “trình diễn bản ngã” của họ hết thảy đã làm xuất hiện những nghi thức tương tác mới vốn lấy công nghệ làm trung gian.

Erving Goffman, một nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ, là người lưu tâm đến “bản ngã” (cái tôi mỗi cá nhân) đã gọi hiện tượng nghiện Facebook và “khoe mình” trên Facebook là một quá trình “rao bán bản ngã” với giá rẻ rúng nhất.

“Cáo già” Facebook đã “lừa” người dùng thế nào?

Trong bài viết “Xã hội điện thoại thông minh”, Nicole M Aschoff cũng đã “bóc mẽ” những “chiêu độc” của Facebook thông quan các kĩ thuật về công nghệ phần mềm nhằm kích thích người dùng và đưa họ vào “mê hồn trận” có chủ đích của mình.

Tác giả phân tích: Những công ty như Facebook là người tiên phong trong việc “đóng gói” và “bán những bản ngã” kĩ thuật số. Năm 2013, Facebook có 945 triệu người dùng truy cập trang của họ bằng điện thoại thông minh.

Con số này chiếm 89% lợi nhuận của họ từ quảng cáo trong năm đó, một nửa số đó đến từ quảng cáo trên thiết bị di động. Toàn bộ kiến trúc của nó được thiết kế để dẫn dắt việc sản xuất bản ngã trên thiết bị động thông qua một nền tảng làm cho những bản ngã đó trở nên dễ bán.

Đó là lý do tại sao Facebook lập chính sách “dùng tên thật”, “giả vờ làm thứ gì đó hoặc làm ai đó khác là điều không được phép”. Facebook cần người dùng sử dụng tên theo pháp lý để họ dễ dàng khớp nối những bản ngã doanh nghiệp với những bản ngã kĩ thuật số, vì dữ liệu do một người thật tạo ra và kết nối thì dễ sinh lợi hơn.

facebook2

Mark Zuckerberg - Nhà sáng lập Facebook.

Những người dùng Facebook cũng tương tự như những người dùng của trang mạng hẹn hò OKCupid, nghĩa là đã tự nguyện đồng ý với một trao đổi: “dữ liệu đổi lấy một cuộc hẹn”. Những công ty bên thứ ba ngồi ở hậu trường của trang mạng đó, gom hết ảnh người dùng, cùng các quan điểm chính trị và tôn giáo của người dùng. Rồi dữ liệu đó được bán cho các nhà quảng cáo, những người tạo ra những mẩu quảng cáo hướng đối tượng và được cá nhân hóa.

Mạng xã hội nên là một công cụ tiếp sức mạnh, chứ không phải một công cụ để lừa dối, ép buộc, và thao túng. Mạng xã hội, ở một góc độ nào đó, là một nơi kết nối, sáng tạo, và ngợi ca cuộc sống. Nhưng nếu người dùng lạm dụng, nó có thể sẽ thành vấn đề khác. Người dùng không phải là một món sản phẩm và cũng không nên biến mình thành một món sản phẩm của mạng xã hội.

Không phải vô cớ mà Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Israel Gilad Erdan (đất nước được cho là có công nghệ thông tin phát triển vượt bậc), đã gọi facebook là “một con quái vật” trong cuộc phỏng vấn với truyền hình. Và cũng không phải vô cớ mà nhiều quốc gia đã lên tiếng đòi “cấm cửa” facebook.

Đó cũng là tính chất hai mặt của mạng xã hội này.

>>> Đọc thêm: Nhiều người trẻ ở Việt Nam đang mắc bệnh ‘nghiện’ và ‘ngáo’ facebook

Lưu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn