Nghi vấn quanh hợp đồng bán tàu ngầm sang Malaysia

Thời sựThứ Sáu, 01/08/2014 06:40:00 +07:00

(VTC News) - Rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của thương vụ mua bán tàu ngầm của nhà khoa học Phan Bội Trân với đối tác Malaysia.

(VTC News) - Sau khi báo chí đưa tin thương vụ mua bán tàu ngầm của nhà khoa học Phan Bội Trân với đối tác Malaysia, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của việc mua bán.

Ngày 31/7, trả lời phóng viên VTC News, ông Trân khẳng định, hợp đồng mua bán 5 chiếc tàu ngầm của ông với một công ty du lịch Malaysia vẫn đang được thực hiện tốt. Phía Malaysia đã ứng trước cho ông số tiền 7.500USD, trong khi đó giá mỗi chiếc tàu ngầm mini là 3.500USD.
"Ngoài 1 chiếc tàu ngầm du lịch đã hoàn hiện trước, hiện chúng tôi vẫn đang sản xuất 4 chiếc còn lại theo đúng như cam kết giao hàng" - ông Trân nhấn mạnh.
 Đây là khuôn mẫu phần đầu của 5 chiếc tàu ngầm 'Người Cá' bán sang Malaysia. Ảnh: Huy Cường

Về vấn đề tại sao ông không đưa ra hình ảnh những chiếc tàu ngầm mini bán sangMalaysia, cũng như bản hợp đồng mua bán giữa hai bên cho dư luận biết.Ông Trân lý giải, ông chưa thể cung cấp hình ảnh, video 5 chiếc tàu ngầmdu lịch mini, cũng như bản hợp đồng mua bán là do phía đối tác khôngđồng ý, và do ông cũng đang hoàn tất hồ sơ đăng ký bên Cục sở hữu trítuệ về bản quyền tàu ngầm này nên cũng chưa thể công bố công khai.
ÔngTrân cũng cho biết, có thể sau khi nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệxong, khoảng 2 tuần nữa, ông sẽ công bố hình ảnh những chiếc tàu này lênbáo chí, dư luận được biết.

"Thật ra, tôi không phải là người trực tiếp đứng ra bán mua tàu ngầm với công ty Malaysia mà là tôi thông qua một trung gian môi giới, giới thiệu sản phẩm. Họ chuyên về tiếp thị, quảng bá, PR thương hiệu nên những người này đã ký hợp đồng với công ty Malaysia" - ông Trân tiết lộ.
"Vì vậy, tôi chỉ là người sản xuất, cung cấp sản phẩm, còn chuyện lo giấy tờ, pháp lý, xuất nhập khẩu thì những người liên quan đến hợp đồng mua bán với phía Malaysia lo liệu. Những người này cũng đã làm ăn với tôi nhiều lần rồi nên họ cũng tin tưởng tôi và ngược lại tôi cũng tin tưởng họ, họ yêu cầu sao thì tôi phải tuân thủ theo ý kiến của họ".
Ông Trân lý giải, việc thông qua công ty môi giới chuyên nghiệp cũng có cái lợi, bởi họ có đội ngũ nhân viên trình độ, biết cách tiếp thị, nắm bắt thị trường nước nào có nhu cầu, cần gì... nên khi làm việc với họ thì thường xuất hàng loạt sản phẩm, đương nhiên giá thành sản phẩm cũng hạ. Việc phía công ty môi giới lấy sản phẩm của mình bán lại bên thứ ba giá tiền bao nhiêu là tùy quyền của họ, mình không thể can thiệp vào.
Còn bản thân mình chủ yếu lo chế tạo, nghiên cứu nên đâu có thời gian làm tiếp thị, quảng cáo mà nếu mình bán trực tiếp được cũng chỉ số lượng ít, điều này tất nhiên giá thành sản phẩm sẽ cao lên, bởi mình tự ra giá.

Một công ty Việt Nam đã liên hệ với ông Trân để tìm hiểu, trao đổi, quy trình khắc phục sự cố, kiểm tra cáp điện ngầm dưới biển bằng tàu ngầm chuyên dụng.  Trong hình là tàu ngầm Yết Kiêu 1 đã thử nghiệm thành công ban đầu. Ảnh: Huy Cường 
Liên quan đến chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1, ông Trân chia sẻ, vừa rồi có một công ty Việt Nam đến tìm hiểu, đặt hàng sản phẩm tương đối giống Yết Kiêu 1, tuy nhiên có thể cải tạo nhiều điểm khác biệt, để làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi việc thả cáp điện ngầm dưới biển.
Trước đây, công việc kiểm tra cáp điện do người nhái đảm trách, tuy nhiên việc này kém hiệu quả, về thời gian, công sức cũng như tài chính. Một công ty Việt Nam khi biết được thông tin về chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1 đã thử nghiệm thành công trước đó nên đến tìm hiểu, trao đổi thông tin. Mong muốn của họ là kiểm tra cáp điện ngầm dưới biển, tối ưu hóa việc đi dây, đỡ tốn kém, đảm bảo an toàn cho dây cáp điện ngầm.
Ông Trân đưa ra ý tưởng, khi thiết kế cho tàu ngầm loại này, lúc thả dây cáp điện xuống biển với độ sâu hàng trăm mét, người trên bờ có thể liên lạc dưới biển và ngược lại. Tàu ngầm hoạt động tự động, phát hiện những nơi có "sự cố", điều khiển được "rô-bốt bàn tay" để sửa chữa những nơi cáp điện bị đứt, hư hỏng, dây bị rối... mà không cần phải có người ra ngoài tàu.

"Vấn đề này vẫn đang còn trong thời gian trao đổi, nghiên cứu, thương lượng, chứ chưa tiến hành thực hiện" - nhà khoa học nói. 

Hiện tại, Việt Nam chỉ có 2 người sản xuất thành công tàu ngầm là nhà khoa học Phan Bội Trân (TP.HCM) và doanh nhân Nguyễn QuốcHòa (tỉnh Thái Bình). Với ông Trân thì tàu ngầm lần lượt mang tên "Người cá",  "Yết Kiêu 1" - đã sản xuất, "Yết Kiêu 2" đang dự kiến; còn ông Hòa, tàu ngầm của ông mang tên "Trường Sa 01" - đã sản xuất, "Trường Sa 02" - dự kiến sẽ sản xuất trong thời gian sắp tới.

Phan Cường
Bình luận
vtcnews.vn