Nghề 'yêu xe như con, quý xăng như máu'

Thời sựThứ Ba, 24/12/2013 08:30:00 +07:00

(VTC News) - Lời dạy của Bác Hồ "phải yêu xe như con – quý xăng như máu" gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe.

(VTC News) - Lời dạy của Bác Hồ "phải yêu xe như con – quý xăng như máu" gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe.

Chính vì vậy, việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe luôn là bài học “vỡ lòng” của các tài xế trước khi chính thức bước vào nghề.

Từ lý thuyết…

Đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức người làm nghề, hành vi ứng xử với khách hàng, với xã hội nhằm đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Người làm nghề có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho nghề nghiệp mình phát triển bền vững, xã hội và đồng nghiệp kính trọng, thu hút được khách hàng, kinh doanh phát triển và đóng góp nhiều cho xã hội.

Với những đặc thù riêng như phạm vi kinh doanh không cố định; địa bàn hoạt động rộng; có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, gắn liền với sự an toàn, tính mạng, tài sản hành khách và xã hội, môi trường làm việc phức tạp và mang tính độc lập cao, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe càng được đặt lên hàng đầu.
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
 Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe luôn là bài học “vỡ lòng” của các tài xế trước khi chính thức bước vào nghề.
Chính vì vậy, thời gian qua, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải và các ngành chức năng áp dụng giải pháp lái xe phải được tập huấn và kiểm tra thường kỳ về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Cũng như bất cứ ngành nghề nào, nghề lái xe cũng có 6 yêu cầu cơ bản về đạo đức gồm tính trung thực, nguyên tắc, khiêm tốn, dũng cảm, tình yêu lao động và yêu thương con người.

Bên cạnh đó, những bài học đạo đức của họ không thể không kể đến 4 đức tính cơ bản cần – kiệm – liêm - chính theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài những tiêu chí chung cho tất cả các ngành nghề, nghề lái xe còn đặt ra những tiêu chí đặc thù.

Lời dạy của Bác Hồ: Phải yêu xe như con – quý xăng như máu gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe. Bên cạnh đó, họ còn phải nắm vững những quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ trách nhiệm với khách hàng; có ý thức tổ chức kỉ luật và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.

Không chỉ giúp đỡ đồng nghiệp, người lái xe cần có quan hệ đúng mực với người thi hành công vụ, tôn trọng người tham gia giao thông và môi trường, đồng thời không quên tu dưỡng bản thân, sống lành mạnh, tác phong làm việc công nghiệp.


... đến thực tế


Lâu nay nghề lái xe chưa được coi trọng đúng mức nên nhiều lái xe không yêu nghề và không có trách nhiệm thực sự với việc làm và hành động của mình. Những vụ tai nạn giao thông đường bộ thường có nguyên nhân chủ yếu do lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, ngủ gật. Tác nhân của những vụ tai nạn thương tâm ấy chính là tay nghề, trách nhiệm, đạo đức của người lái xe.
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
Thực chất của vấn đề không chỉ nằm ở việc giáo dục trong các trường đào tạo lái xe, bởi một khóa học thường chỉ kéo dài 6 tháng. Điều cốt yếu nhất là đạo đức người lái xe phải được giáo dục ngay từ gia đình và xã hội. Nếu không có nền tảng đạo đức tốt và được giáo dục từ khi còn nhỏ thì khi ra nghề, người lái xe rất dễ nhiễm những thói hư, tật xấu và hình thành thói quen vô trách nhiệm.

Ở nước ta vẫn tồn tại một thực tế là áp lực tạo việc làm cho số đông thanh niên chưa có việc làm nên việc học và ra nghề lái xe cũng rất đơn giản.


Công bằng mà nói, cung cách phục vụ và trách nhiệm của người lái xe so với một vài năm gần đây đã tăng hơn đáng kể. Đơn cử, thời gian qua, nhiều tài xế taxi của Mai Linh đã có các hành động dũng cảm như bắt cướp, trả lại tiền, hành lí cho hành khách để quên, thậm chí là đỡ đẻ cho sản phụ trên đường đến bệnh viện… 

Cụ thể là hai trường hợp tại Công ty TNHH Mai Linh Tây Nam Bộ. Khoảng 8h30 sáng 31/5/2013, trên đường chở khách từ Văn phòng Mobifone ở Đại lộ Hòa Bình đến đường Trần Việt Châu, khi cho khách xuống xe xong, tài xế Nguyễn Hồng Lâm phát hiện hành khách quên một túi xách bên trong có 1 laptop và hơn 10 triệu đồng tiền mặt.

Anh Lâm lập tức báo về công ty để liên hệ trả lại tài sản cho khách. Ngày 24/7/2013, tài xế Nguyễn Hoàng Hải Em đón khách đi từ Nhà hàng Hoa Sứ đến gần trường Chính trị Cần Thơ trên đường 3 Tháng 2. Khi khách xuống xe xong, Hải Em cho xe chạy một đoạn thì phát hiện khách đánh rơi chiếc ví trên xe.

Anh lập tức gọi điện báo vụ việc cho Tổ điều hành của công ty, sau đó chạy thẳng về công ty để giao lại chiếc ví. Tập thể kiểm tra thì thấy trong ví có 2.500 USD và khoảng 14 triệu đồng tiền mặt cùng một số giấy tờ tùy thân quan trọng. Sau đó, cán bộ trực chỉ huy lập tức gọi điện thông báo để khách hàng đến nhận lại tài sản.

Những nghĩa cử cao đẹp đó của những tài xế taxi Mai Linh đã giúp hình ảnh của những người lái xe trong xã hội ngày càng đẹp hơn.


Tuy vậy, để trách nhiệm và đạo đức người lái xe được nâng lên trước xã hội cần phải đề cao vị thế người lái xe, trên cơ sở đó khuyến khích lái xe chấp hành nghiêm luật giao thông nói chung, đồng thời xây dựng đạo đức, văn hóa người lái xe trong cơ chế thị trường đặt trong mục tiêu hiệu quả, an toàn và lợi ích cộng đồng.
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
 
PV TCTH đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Huy Vinh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Bắc:

- Đào tạo nghiệp vụ, đạo đức cho người lái xe là trách nhiệm và nghĩa vụ của một doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Với Mai Linh thì sao, thưa ông ?

Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi, việc huấn luyện đào tạo cho người lái xe nêu cao bản chất trung thực, tôn trọng, lễ phép với khách đi xe dù là khách đi lần đầu hay đi xe thường xuyên đều phải được coi trọng như nhau. Tận tụy - sáng tạo với công việc cũng là đạo đức nghề nghiệp.

Trong suốt hơn 20 năm hình thành và phát triển Mai Linh, xã hội biết đến Mai Linh với thương hiệu hàng đầu, uy tín, chất lượng, an toàn mọi lúc mọi nơi. Từ chỗ ban đầu với 300 triệu đồng vốn, 25 cán bộ nhân viên, địa bàn hoạt động tại TPHCM..., 20 năm sau chúng tôi có mặt ở 54 tỉnh thành phố Việt Nam và các tuyến liên vận quốc tế Sang Lào, Campuchia, có đội xe taxi tại Thủ đô nước Mỹ... Công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe để họ mang đến cho khách hàng dịch vụ taxi tốt nhất việc của Mai Linh làm rất tốt. Nói cách khác là chuyên nghiệp.

- Cụ thể công tác đào tạo nghiệp vụ của Mai Linh được thực hiện thế nào?

Sau 20 năm phát triển và trưởng thành với hơn 12.000 xe, hơn 28.000 cán bộ nhân viên, chúng tôi luôn coi trọng đào tạo nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp... Mai Linh luôn chú trọng huấn luyện đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe để chính họ là người mang đến cho khách hàng niềm tin khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Thông qua đó, chúng tôi trao gửi đến khách hàng trách  nhiệm xã hội của thương hiệu Mai Linh.

Ngoài chương trình đào tạo đầu vào, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, thông qua hội họp, học tập sơ kết, tổng kết kinh doanh, chúng tôi luôn kết hợp lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tuyên dương các gương sáng trong lao động sản xuất kinh doanh.

Ví dụ như trả lại tài sản cho khách hàng từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn hoặc các trường hợp lái xe taxi đỡ đẻ trên xe, các hành động dũng cảm bắt cướp mang lại bình an cho xã hội... Tất cả những hành động mang đến niềm vui cho khách hàng cho cuộc sống. Chúng tôi đều xét khen thưởng động viên kịp thời nhằm nhân rộng điển hình và không để những hành vi xấu xảy ra.

- Một số bài học cụ thể về đào tạo nghiệp vụ, đạo đức cho người lái xe mà Mai Linh đã áp dụng và triển khai tốt?

Chúng tôi coi trọng chất lượng đầu vào,công khai tiêu chuẩn tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày thành lập công ty. Huấn luyện đào tạo và sàng lọc thông qua kết quả đào tạo, chất lượng nhận thức và thực tiễn công tác. Luôn nhắc nhở mối quan hệ 3 lợi ích thiết thực cho cán bộ nhân viên, cho từng lái xe để họ làm tốt nhiệm vụ của mình.

Chúng tôi luôn cho rằng khách hàng là người trả lương cho Lái xe,lái xe mang đến thu nhập cho doanh nghiệp. Mọi cán bộ nhân viên văn phòng là người phục vụ lái xe để họ làm việc tốt hơn mỗi ngày. Chúng tôi xây dựng mối quan hệ giữa khách hành với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người lao động khá ổn định và vì quyền lợi của nhau để cùng nhau phát triển bền vững.

- Những khó khăn trong công tác đào tạo nghiệp vụ và đạo đức cho người lái xe theo ý kiến cá nhân ông?


Trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, nghề lái xe taxi cũng ảnh hưởng đến thu nhập và dẫn đến sự chọ lựa nghề nghiệp. Ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng nhận thức.

- Bên cạnh đó, công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống cá nhân của cán bộ nhân viên, giúp đỡ các gia đình lái xe có hoàn cảnh khó khăn một cách kịp thời... Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Trong quá trình hình thành và phát triển công ty, chúng tôi luôn hoàn thiện nội quy, quy chế. Trong đó, mối quan hệ lao động cũng được coi trọng, các trường hợp cán bộ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn như đau ốm, bệnh tật, tai nạn hoặc bão lụt... Chúng tôi có Quỹ Phát triển vì cộng đồng được Bộ Nội vụ cấp phép thành lập quỹ, hàng tháng cán bộ nhân viên tình nguyện đóng 1% tiền lương.

Chúng tôi xem xét các trường hợp và hỗ trợ kịp thời. Ví dụ như trong đợt bão lụt miền Trung vừa qua, Mai Linh miền Bắc đã ủng hộ cán bộ nhân viên Mai Linh khu vực miền Trung 213,143,749 VNĐ.


- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!
P.V
Bình luận
vtcnews.vn