Ngày xuân, cùng thưởng trà theo cách của người Hà Nội

Thời sựThứ Hai, 21/01/2019 15:15:00 +07:00

Vốn được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là tính thanh lịch và sành thưởng thức, người Hà Thành có những cách riêng để thưởng thức trọn vẹn vị thanh tao của trà.

Theo chia sẻ của một nghệ nhân pha trà tại Ba Đình (Hà Nội), tinh thần trà của người Việt Nam là ở chữ Hòa, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, con người hòa lẫn với trà. Với người Việt, việc thưởng trà thể hiện một cuộc sống an nhàn, thành thơi, mở lòng để cùng hòa hợp với thiên nhiên, con người xung quanh.

image001

Thưởng trà thể hiện một cuộc sống thanh nhàn, thảnh thơi 

Nét văn hóa trà Việt không phải là thứ gì đó quá cao siêu, lạ lẫm mà đôi khi lại cần sự bình dị đến vô cùng để thưởng thức vị ngon của trà. Người xưa từng chỉ dạy, khi pha trà nếu sử dụng nước mưa trong lành để pha thì sẽ giúp cho nước trà xanh lâu, nhấp vào sẽ ngọt lành và thanh tao. Bí quyết dân dã là thế mà hàm chứa trong đó nghệ thuật làm say mê đầu lưỡi, vòm họng và say đắm lòng người.

image002

Đôi khi lại cần sự bình dị đến vô cùng để thưởng thức vị ngon của trà 

Muốn có một tách trà ngon cần chú ý đến 3 yếu tố. Đầu tiên cần chú ý đến nguồn nước, để đơn giản nhất có thể sử dụng nước suối hoặc nước tinh khiết đóng chai nhưng quan trọng hơn phải canh đúng nhiệt độ để pha trà, lá trà càng mỏng thì nhiệt độ càng thấp, với những búp trà dày có thể sử dụng nước sôi từ 95-98⁰C để pha trà.

Yếu tố thứ 2 là về thời gian ngâm trà, sẽ tùy thuộc vào từng loại trà nhưng thông thường nghệ nhân thường ngâm trà từ 10-15 giây để đánh thức hương thơm của trà. Yếu tố cuối cùng là lượng trà bỏ vào ấm, điều này sẽ tùy thuộc vào gu thưởng trà của từng người, thích uống đậm hay uống nhạt.

Ngày xuân đầu năm sẽ càng trọn vẹn nếu bên những ly trà nóng hổi có thêm khay mứt Tết ngọt ngào hội tụ trái lành đất Việt với mứt gừng vàng ươm đượm vị cay nồng, mứt dừa trắng tinh thơm ngậy hay mứt sen ngọt bùi,… Trên bàn trà trang trọng của mỗi gia đình ngày Tết, bày chút mứt Tết và ấm trà ngon là cách thanh nhã mà người Hà Thành thiết đãi khách quý.

image003 3

Bày chút mứt Tết và ấm trà ngon là cách thanh nhã mà người Hà Thành thiết đãi khách quý.

Ông Vương Trọng Tuấn - Phó tổng giám đốc Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội, thương hiệu có hơn nửa thế kỷ gìn giữ nét đẹp ẩm thực Hà Thành, chia sẽ về cách nhận biết mứt Tết ngon và cách tạo ra thức quà trọn vị hương vị cổ truyền cho biết: “Để làm được mứt ngon đúng vị phải sát sao, tỉ mẩn trong từng công đoạn dù là nhỏ nhất. Nguyên liệu phải chuẩn tự nhiên, sạch sẽ, an toàn và quan trọng phải là sản vật của Việt Nam mình.

Khâu chế biến cũng được tuân thủ nghiêm ngặt theo công thức chuẩn từ các nghệ nhân ẩm thực Tràng An xưa và các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Có vậy thì thành phẩm tạo ra mới luôn là loại mứt thuần khiết, chuẩn hương vị Việt mà người Hà Thành vẫn ưa chuộng bấy lâu”.

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn