(VTC News) – Hôm qua (1/5), Ngày Quốc tế lao động, các nước trên thế giới đã tổ chức hàng loạt hoạt động chào mừng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước trên thế giới đều định ngày 1/5 là ngày Quốc tế lao động; đồng thời những quốc gia cùng chào đón Ngày Quốc tế lao động 1/5 cũng có những cách chúc mừng rất khác nhau.
Hãy cũng VTC News khám phá ngày lễ này tại các quốc gia trên thế giới.
1. Nước Mỹ: ngày lễ lao động không phải 1/5
Ngày Quốc tế lao động bắt nguồn từ nước Mỹ. Những năm 80 của thế kỉ XIX, để phục vụ tích lũy tư bản, giai cấp tư sản Mỹ đã áp bức bóc lột tàn nhẫn đối với công nhân; dùng mọi thủ đoạn, ép buộc công nhân mỗi ngày làm việc từ 12 đến 16 tiếng, thậm chí nhiều hơn thế. Đông đảo công nhân Mỹ dần dần nhận thức được, phải đứng dậy đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Bắt đầu từ năm 1884, Tổ chức công nhân tiên tiến tại Mỹ đã thông qua nghị quyết, phải đấu tranh thực hiện “ngày làm 08 tiếng”, hơn nữa đưa ra các khẩu hiệu như: “8 tiếng làm việc, 8 tiếng nghỉ ngơi!" "Người lao động tạo ra toàn bộ của cải”.
Ngày 1/5/1886, công nhân tại Chicago Mỹ tổ chức bãi công quy mô lớn. Ngày hôm đó, lấy Chicago làm trung tâm, khoảng 350.000 công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công và diễu hành, yêu cầu cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ ngày làm 8 tiếng. Cuộc biểu tình này chấn động cả nước Mỹ. Sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân đoàn kết đấu tranh buộc giai cấp tư sản phải nhượng bộ, cuộc bãi công của công nhân Mỹ đã giành thắng lợi.
Tháng 7/1889, Quốc tế thứ hai do Engels lãnh đạo tổ chức đại hội đại biểu tại Paris. Nhằm kỉ niệm cuộc bãi công ngày 1/5 của công nhân Mỹ, hội nghị đã thông qua nghị quyết, định ngày 1/5 hằng năm là Ngày Quốc tế lao động. Từ đó, các đoàn thể công nhân các nước trên toàn thế giới đã tổ chức các hoạt động chúc mừng vào ngày này, nhiều nước còn nghỉ một ngày.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau này khi định Ngày lao động, chính phủ Mỹ lại chọn ngày thứ Hai của tuần đầu tiên trong tháng 9, do đó Ngày lễ lao động của Mỹ không phải vào tháng 5 mà vào tháng 9.
Ngày lễ lao động vào tháng 9 hằng năm, người dân Mỹ có thể nghỉ 1 ngày, dân chúng ở khắp các nơi trên đất Mỹ đều tổ chức các hoạt động chúc mừng như diễu hành, mít tinh,… để thể hiện sự tôn trọng đối với giai cấp công nhân. Tại một số bang, sau khi diễu hành, mọi người còn tổ chức tiệc dã ngoại, ca hát, nhảy múa... Về đêm, có nơi còn đốt pháo.
2. Nga: tưng bừng diễu hành, mít tinh, giải trí.
Hãy cũng VTC News khám phá ngày lễ này tại các quốc gia trên thế giới.
1. Nước Mỹ: ngày lễ lao động không phải 1/5
Ngày Quốc tế lao động bắt nguồn từ nước Mỹ. Những năm 80 của thế kỉ XIX, để phục vụ tích lũy tư bản, giai cấp tư sản Mỹ đã áp bức bóc lột tàn nhẫn đối với công nhân; dùng mọi thủ đoạn, ép buộc công nhân mỗi ngày làm việc từ 12 đến 16 tiếng, thậm chí nhiều hơn thế. Đông đảo công nhân Mỹ dần dần nhận thức được, phải đứng dậy đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Bắt đầu từ năm 1884, Tổ chức công nhân tiên tiến tại Mỹ đã thông qua nghị quyết, phải đấu tranh thực hiện “ngày làm 08 tiếng”, hơn nữa đưa ra các khẩu hiệu như: “8 tiếng làm việc, 8 tiếng nghỉ ngơi!" "Người lao động tạo ra toàn bộ của cải”.
Ngày 1/5/1886, công nhân tại Chicago Mỹ tổ chức bãi công quy mô lớn. Ngày hôm đó, lấy Chicago làm trung tâm, khoảng 350.000 công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công và diễu hành, yêu cầu cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ ngày làm 8 tiếng. Cuộc biểu tình này chấn động cả nước Mỹ. Sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân đoàn kết đấu tranh buộc giai cấp tư sản phải nhượng bộ, cuộc bãi công của công nhân Mỹ đã giành thắng lợi.
Tháng 7/1889, Quốc tế thứ hai do Engels lãnh đạo tổ chức đại hội đại biểu tại Paris. Nhằm kỉ niệm cuộc bãi công ngày 1/5 của công nhân Mỹ, hội nghị đã thông qua nghị quyết, định ngày 1/5 hằng năm là Ngày Quốc tế lao động. Từ đó, các đoàn thể công nhân các nước trên toàn thế giới đã tổ chức các hoạt động chúc mừng vào ngày này, nhiều nước còn nghỉ một ngày.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau này khi định Ngày lao động, chính phủ Mỹ lại chọn ngày thứ Hai của tuần đầu tiên trong tháng 9, do đó Ngày lễ lao động của Mỹ không phải vào tháng 5 mà vào tháng 9.
Ngày lễ lao động vào tháng 9 hằng năm, người dân Mỹ có thể nghỉ 1 ngày, dân chúng ở khắp các nơi trên đất Mỹ đều tổ chức các hoạt động chúc mừng như diễu hành, mít tinh,… để thể hiện sự tôn trọng đối với giai cấp công nhân. Tại một số bang, sau khi diễu hành, mọi người còn tổ chức tiệc dã ngoại, ca hát, nhảy múa... Về đêm, có nơi còn đốt pháo.
2. Nga: tưng bừng diễu hành, mít tinh, giải trí.
Nga tổ chức mít tinh chào mừng Ngày Quốc tế lao động 1/5 |
Từ khi thế giới định ngày Quốc tế lao động, Nga đã hết sức coi trọng ngày lễ đặc biệt này. Vào ngày 1/5, cả nước Nga nghỉ làm, hơn nữa tổ chức các hoạt động chúc mừng và diễu hành quần chúng.
Trước đây, các hoạt động này chủ yếu do chính phủ tổ chức, trong đoàn diễu hành bao gồm đại biểu của các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể. Hiện nay, ngoài các hoạt động do chính phủ tổ chức, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể công nhân bất đồng chính kiến đều tự tổ chức các hoạt động chúc mừng, tức có thể mượn cơ hội này để thể hiện chính kiến của mình, lại có thể mở rộng ảnh hưởng của tổ chức.
Hôm qua, hàng trăm ngàn người Nga đã đổ xuống đường chào mừng ngày 1/5 và biểu thị sự ủng hộ đối với chính phủ |
Thông thường, đội diễu hành ngày 1/5 trước tiên phải đi qua các con đường chính, quảng trường của thành phố, sau cùng tổ chức mít tinh và lễ kỉ niệm quy mô lớn tại các quảng trường cổ hoặc lớn. Đồng thời, các câu lạc bộ tại khắp các nơi trên đất nước Nga còn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phong phú, đa dạng, tâm trạng của mọi người trong ngày lễ rất phấn khởi.
3. Nhật Bản: ngày lễ lao động – tuần lễ vàng.
Nhật Bản tổ chức mít tinh chúc mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 |
Nhật Bản là nước có tương đối nhiều các ngày lễ, các ngày lễ trước và sau ngày 1/5 cũng rất nhiều, ví dụ: 29/4 là tết trồng cây, 3/5 là ngày kỉ niệm Hiến pháp, 4/5 là ngày nghỉ quốc dân, ngày 5/5 là tết thiếu nhi, những ngày lễ này cùng đến, bình thường người dân Nhật ít nhất được nghỉ 1 tuần, lâu nhất có thể lên đến 11 ngày.
Đối với người lao động, ý nghĩa của chuỗi ngày nghỉ này rất đặc biệt. Do đó, tại Nhật Bản, các hoạt động chúc mừng ngày lao động dần dần được thay thế bằng “tuần lễ vàng 1/5”. Hơn nữa, bắt đầu từ ngày 29/4, Nhật Bản đã bắt đầu bước vào “tuần lễ vàng”.
Vào Tuần lễ vàng, nhiều trung tâm vui chơi, giải trí như khách sạn, spa tại Nhật Bản đưa ra hàng loạt các chương trình quảng cáo nhằm thu hút khách hàng, giá phòng tại các khách sạn bình thường cũng cao gấp đôi ngày thường.
4. Canada: ngày lễ lao động đánh dấu mùa hè kết thúc
Cũng giống như các quốc gia Bắc Mỹ, ngày lễ lao động của Canada cũng vào thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 9. Tại các thành phố như Ottawa, Toronto,… đều tổ chức diễu hành và mít tinh vào Ngày lao động để biểu dương cống hiến của các công nhân cho Canada.
Ngoài ra, điểm khác biệt là, trong quan niệm của người Canada, ngày lao động vào tháng 9 đánh dấu sự kết thúc của mùa hè. Bình thường, người già sẽ tận dụng ngày nghỉ dịp ngày lao động mua đồ dùng học tập năm học mới cho trẻ nhỏ, các cửa hàng tạp hóa cũng nhân cơ hội này thúc đẩy kinh doanh văn phòng phẩm.
5. Thái Lan và Peru: nghỉ 1 ngày
Năm 1932, Thái Lan bắt đầu ban bố điều lệ lao động, định ngày 1/5 hằng năm là ngày lễ lao động quốc gia để khen thưởng cho những người lao động làm việc chăm chỉ. Ngày này, cả nước nghỉ làm, tại thủ đô hoặc một số thành phố lớn sẽ tổ chức các hoạt động chúc mừng, tuy nhiên quy mô không được lớn.
Giống với với Thái Lan, Peru cũng định ngày 1/5 là ngày lao động, cả nước nghỉ 1 ngày.
6. Italy: không chúc mừng cũng không nghỉ
Các nước Châu Âu như Anh, Pháp,… đều định ngày 1/5 là ngày lễ lao động, không ít nước còn nghỉ 1 ngày, còn có nước lại căn cứ theo tình hình nghỉ vào thứ 2 đầu tiên của tháng 5.
Tuy nhiên, khác với đại đa số các nước, Italy mặc dù thừa nhận Ngày Quốc tế lao động 1/5, chính phủ cũng thể hiện sự tôn trọng đối với công nhân, nhưng không tổ chức các hoạt động chúc mừng đặc biệt, cũng không có ngày nghỉ 1/5 mang tính toàn quốc.
Sáng Nguyễn (Theo Xinhua)
Bình luận