Ngắm nét kiến trúc cổ kính của trường đại học Đông Dương

Tin tức - Sự kiệnThứ Ba, 17/05/2016 04:06:00 +07:00

Đại học Đông Dương nay là Đại học Quốc gia Hà Nội nổi tiếng với lối kiến trúc Châu Âu độc đáo, đẹp mắt giữa Thủ đô.

(VTC News) - Đại học Đông Dương nay là Đại học Quốc gia Hà Nội nổi tiếng với lối kiến trúc Châu Âu độc đáo, đẹp mắt giữa Thủ đô.

Tòa nhà mang phong cách “Kiến trúc Đông Dương” kết hợp giữa kiến trúc kinh viện Châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924. Công trình hiện nay vẫn là một điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc tại Hà Nội.
Tòa nhà mang phong cách “Kiến trúc Đông Dương” kết hợp giữa kiến trúc kinh viện Châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924. Công trình hiện nay vẫn là một điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc tại Hà Nội.  

Theo thiết kế, công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà (phần thư viện xưa hiện nay là hội trường Lê Văn Thiêm). Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói.
Theo thiết kế, công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà (phần thư viện xưa hiện nay là hội trường Lê Văn Thiêm).

Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói.
Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. 

Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra.
Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. 

Các tân tiến sĩ ĐHQGHN trong lễ trao bằng tại sảnh chính của tòa nhà
Các tân tiến sĩ ĐHQGHN trong lễ trao bằng tại sảnh chính của tòa nhà 

Hoa văn trang trí cửa vào (trước đây sử dụng kính màu).
Hoa văn trang trí cửa vào (trước đây sử dụng kính màu). 

Chính giữa sảnh là mái vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển.
Chính giữa sảnh là mái vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. 

Sảnh chính của hội trường

Công nhân đang sơn sửa lan can sắt phần mái vòm trước thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐH Đông Dương năm 2006
Công nhân đang sơn sửa lan can sắt phần mái vòm trước thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐH Đông Dương năm 2006 

giảng đường mang tên GS. Ngụy Như Kon Tum trong buổi lễ lỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương, 16/5/2006.
Kiến trúc bên trong giảng đường mang tên GS. Ngụy Như Kon Tum trong buổi lễ lỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương, 16/5/2006. 

Bức tranh tường (nhìn từ tầng 2 của giảng đường Ngụy Như Kon Tum) lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho <a href='https://vtcnews.vn/xa-hoi.2.0.html' >xã hội</a> Việt Nam đương thời.
Bức tranh tường (nhìn từ tầng 2 của giảng đường Ngụy Như Kon Tum) lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội Việt Nam đương thời.  

Bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu trong giảng đường lớn.
Bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu trong giảng đường lớn. 

Ngày 16/5/2016, ĐHQGHN tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp – Việt nửa đầu thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và văn hóa” nhân kỷ niệm 110 năm thành lập ĐH Đông Dương - tiền thân của ĐHQGHN (16/5/1906 – 16/5/2016). 

Từ Đại học Đông Dương đã có những cá nhân trưởng thành, xuất sắc có đóng góp lớn đất nước, cũng như nền khoa học của thế giới như: Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân. Truyền thống này lại được tiếp nối bởi các thế hệ sau đó dưới mái trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, với các nhà giáo, nhà khoa học danh tiếng như Nguỵ Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo


Minh Đức
Ảnh: Bùi Tuấn

Bình luận
vtcnews.vn