'Nga – Trung bắt tay, cơn ác mộng của Mỹ sắp thành hiện thực'

Thế giớiThứ Ba, 25/08/2015 07:16:00 +07:00

Mối quan hệ Nga-Trung trở nên ‘mặn mà’ hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua, tạo cho họ cơ hội thay đổi trật tự thế giới theo ý muốn

(VTC News) - ‘Mối quan hệ Nga-Trung trở nên ‘mặn mà’ hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua, tạo cho họ cơ hội thay đổi trật tự thế giới theo ý muốn’.

‘Có một cuộc chơi lớn đang diễn ra, nhưng họ ‘chơi giỏi hơn’ chúng ta rất nhiều’, Sputnik trích dẫn nhận định của hai học giả Burrows và Manning trong bài báo đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ.
Mối quan hệ Nga-Trung trở nên ‘mặn mà’ hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua
Mối quan hệ Nga-Trung trở nên ‘mặn mà’ hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua 
Họ ở đây không ai khác chính là Nga và Trung Quốc. Thật khó để nói các nhà lãnh đạo Mỹ đã suy tính chính xác khi quyết định áp dụng lệnh trừng phạt đối với Matxcơva.

Tuy nhiên, việc Nga ‘xoay trục’ sang châu Á và mở rộng quan hệ đối tác với Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của Mỹ trên toàn cầu.


‘Mối quan hệ Nga-Trung trở nên ‘mặn mà’ hơn bất kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua. Điều này đã tạo cho họ cơ hội để thay đổi trật tự thế giới theo ý muốn’, theo nhận định của hai học giả Mỹ Mathew Burrows và Robert A. Manning viết trên tạp chí National Interest.

Qua rồi cái thời tổng thống Mỹ Richard Nixon và Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger có thể ‘nắm đằng chuôi’ xen vào mối quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh.

Giờ đây, thời thế đưa đẩy hai nước này trở thành ‘đồng minh’ của nhau, cùng hợp tác và đối mặt với những thách thức tương tự cũng như quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp đôi bên cùng có lợi trong một thế giới đa cực.

Tương lai năng lượng dài hạn của nước Nga nằm ở Châu Á. Các thỏa thuận trị giá gần nửa nghìn tỷ USD về khí đốt và dầu mỏ sẽ giúp nền kinh tế đang rơi vào suy thoái của Nga được vực dậy.

Còn Trung Quốc cũng có thêm một đối tác, thay vì là đối thủ, để ổn định và hiện đại hóa vùng Á-Âu mà nước này coi là tiềm năng kinh tế, chứ không đơn thuần là một sân sau.

Các nhà phân tích nhận định chiến lược ‘Con đường tơ lụa’ mới của Trung Quốc kéo dài từ Tây sang Đông sẽ giúp biến vùng biên giới giáp ranh 14 nước thành một tài sản chiến lược của Bắc Kinh.

Sự hợp tác thành công giữa Nga và Trung Quốc lại nổi lên, thu hút sự chú ý của các nước Á- Âu khác, cũng như Châu Phi và Mỹ Latinh.

Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn