NB thông qua “Cương yếu Chương trình QP quốc gia"

Thế giớiThứ Ba, 30/11/2010 02:03:00 +07:00

(VTC News) - Đảng Dân chủ NB đã thông qua “Cương yếu Chương trình Quốc phòng quốc gia”, nhấn mạnh cần phòng thủ các quần đảo Tây Nam.

(VTC News) - Đảng Dân chủ Nhật Bản đã thông qua “Cương yếu Chương trình Quốc phòng quốc gia”, nhấn mạnh cần phòng thủ các quần đảo Tây Nam.

Theo Kyodo News, Ủy ban Điều tra bảo đảm An ninh và Ngoại giao của Đảng Dân chủ Nhật Bản (do Nakagawa làm Chủ tịch) đã tổ chức phiên họp toàn thể chiều ngày 29/11 và đã thông qua Đề án được phản ánh trong “Cương yếu Chương trình Quốc phòng quốc gia” mới của chính phủ Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. 

Mở đầu Đề án nhấn mạnh
"tăng cường khả năng phòng thủ cơ động để bảo vệ các đảo và rạn san hô". Ngoài ra, khi xem xét đến quan điểm phải thận trọng hành động, Đề án đã loại bỏ kiến nghị giảm biên chế Lực lượng Phòng vệ mặt đất trong dự thảo.

Sau khi đề án được Ủy ban Điều tra Chính phủ Đảng Dân chủ thông qua, sẽ được Chủ tịch Ủy ban Koichiro trình Chính phủ. Nhưng trong Đảng Dân chủ đã có một số ý kiến phản đối, do thượng nghị sĩ Jinyedong đứng đầu yêu cầu sửa đổi đề án.

Đề án đã đề cập đến sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu, và yêu cầu cần phải tự giác nhận thức được “không để rơi vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, nước ta cần phải có phương án cho riêng mình”, đồng thời đề nghị "mở rộng kế hoạch tác chiến chung Nhật-Mỹ".

 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Trong
vấn đề quản lý xuất khẩu vũ khí, đán yêu cầu tuân thủ "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", trên cơ sở đó, đối với các nước khác phải:

(1) Xuất phát từ mục đích xây dựng hòa bình và nhân đạo; (2) Lựa chọn nghiêm túc đối tượng hợp tác quốc tế; (3) Hoàn thiện chế độ hạn chế chuyển giao cho nước thứ ba. Ba điểm này được xác định là tiêu chuẩn trong quản lý, đề nghị đồng ý xuất khẩu vũ khí.

Về việc tăng cường khả năng cung cấp tin tức tình báo cho chính phủ, đề án thiết lập mới “Phòng hội nghị an ninh quốc gia”, do các nghị sĩ Quốc hội làm trung tâm.

Về nguyên tắc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc, Đề án kiến nghị sửa nội dung “khu vực này cần phải đạt được hiệp định đình chiến”, hy vọng tạo ra được khuôn khổ mới, để Nhật có thể tham gia khi Liên Hợp Quốc yêu cầu.

Đán còn nhắc tới việc tích cực thúc đẩy giải trừ quân bị hạt nhân và không phổ biến hạt nhân, lưu ý rằng “về các mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, cần phải dựa vào khả năng răn đe của Mỹ”.

Khánh Hưng(theo THX, Kyodo)
Bình luận
vtcnews.vn