Nắm nhanh 3 chi tiết để ‘lột mặt nạ’ kẻ nói dối, tránh bị lừa gạt

Tản mạnChủ Nhật, 13/06/2021 09:00:00 +07:00

Làm thế nào để nhận biết một người đang nói dối?

Thực tế hầu hết mọi người đều đã từng nói dối. Một vài trong số những lời nói dối là những lời nói dối nhỏ, vô hại, nhằm bảo vệ cảm xúc của người nào đó. Trong các trường hợp khác, những lời nói dối có thể nghiêm trọng hơn (như nói dối trong bản khai lý lịch) hoặc thậm chí là nói dối một cách nham hiểm (nhằm che đậy tội ác).

Nếu bạn nghi ngờ ai đó có thể đang nói dối, một vài lưu ý dưới đây có thể giúp trong việc phân biệt người thành thật và kẻ "lươn lẹo".

Các tín hiệu 

Nắm nhanh 3 chi tiết để ‘lột mặt nạ’ kẻ nói dối, tránh bị lừa gạt  - 1

(Ảnh: Atevibes)

- Nét mặt mâu thuẫn: Không nơi nào khó khăn hơn để che giấu sự thật bằng khuôn mặt. Một dấu hiệu tố cáo lời nói dối là nụ cười giả tạo. Một người đang tức giận hoặc khó chịu, nhưng họ cố gắng mỉm cười để che giấu thực tế này và đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. 

- Ánh mắt không bình thường: Con người không thể giao tiếp bằng mắt trong khi nói dối, vì vậy nếu ai đó không nhìn thẳng vào mắt bạn nói lên rằng họ đang nói dối bạn. 

- Sự thờ ơ: Nhún vai, thiếu biểu cảm và nói trong một tư thế buồn chán có thể là dấu hiệu của sự dối trá vì người đó đang cố gắng tránh truyền đạt cảm xúc và có thể là muốn tránh luôn cả những lời nói.

- Suy nghĩ quá mức: Nếu cá nhân dường như suy nghĩ quá lâu để điền vào các chi tiết của câu chuyện thì có thể là do họ đang lừa bạn.

Dấu hiệu trong lời nói

Nắm nhanh 3 chi tiết để ‘lột mặt nạ’ kẻ nói dối, tránh bị lừa gạt  - 2

(Ảnh: Society6)

- Nói lặp lại các từ hoặc cụm từ: Điều này xảy ra bởi vì người nói dối đang cố gắng thuyết phục bạn và cả bản thân họ về một điều gì đó. 

- Hắng giọng: Một kẻ nói dối khi lo lắng thường cần hắng giọng. Đây là phản ứng khi chiến đấu với căng thẳng, gây ra cảm giác cần làm sạch cổ họng sau những lời nói dối.

- Tốc độ nói chậm: Khi ai đó đang vừa "phát minh" vừa kể về một câu chuyện, họ cần phải kể nó từ từ. Họ có thể nói chậm hơn khi bắt đầu và dần dần tăng tốc. 

- Dùng từ ngữ mơ hồ: Rào cản ngôn ngữ và những từ mơ hồ như “có lẽ”, “có thể” hay “tôi nghĩ” có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối. 

Ngôn ngữ cơ thể

Nắm nhanh 3 chi tiết để ‘lột mặt nạ’ kẻ nói dối, tránh bị lừa gạt  - 3

(Ảnh: Reader's Digest)

-  Liếm và cắn môi: Hành động liếm môi, cắn môi là phản ứng tự nhiên khi miệng khô trong lúc não bộ tăng tốc hoạt động vì bận "sáng tác" lời nói dối.

- Ngả vai ra sau và đưa cằm lên cao hơn bình thường: Có khả năng cao họ đang cảm thấy không an toàn về những gì mình nói. Đây đều là những biểu hiện cho thấy họ đang cố gắng làm cho lời nói của mình có trọng lượng hơn thực tế.

- Che các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương của mình: Ngực, bụng và háng là những bộ phận cơ thể mà con người có quán tính cố gắng che đi khi họ lo lắng. Lý do là khi căng thẳng, thần kinh trung ương sẽ gửi tín hiệu đến cơ bụng, thậm chí có thể còn gây ra co thắt đau đớn.

- Giữ chặt đồ vật: Khi nói dối, họ cảm thấy mình đang trong thế bị động, thiếu an toàn, dễ bị tấn công. Thế nên người nói dối có thể sẽ bám vào tường, bàn, ghế và bất cứ thứ gì giúp bản thân cảm thấy an toàn.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn