Mỹ xem xét bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN: Chuyên gia quân sự lên tiếng

Thế giớiThứ Sáu, 09/08/2013 03:31:00 +07:00

(VTC News)- Chuyên gia quân sự Việt Nam nói về việc Mỹ xem xét bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam.

(VTC News)- Chuyên gia quân sự Việt Nam nói về việc Mỹ xem xét bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam.

lê thế mẫu
Đại tá Lê Thế Mẫu 
Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược Quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc phòng) trao đổi với VTC News về việc Mỹ đang xem xét bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam. Ông Mẫu nói:
Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Rất nhiều nước mua vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ thường bán vũ khí cho ai đó kèm theo các điều kiện chính trị, cụ thể hơn là yêu cầu nước cần mua phải chấp nhận một số điều kiện chính trị do phía Mỹ đặt ra.
- Đại tá đánh giá thế nào về điều kiện nhân quyền đi kèm việc xóa lệnh cấm?

Theo tôi, đây là điều kiện bất hợp lý và Mỹ cũng không nên gắn vấn đề nhân quyền với việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam, bởi 2 lý do như sau:

Thứ nhất, từ trước tới nay, hàng năm Mỹ vẫn cho họ quyền đánh giá và công bố báo cáo về tình hình nhân quyền ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những đánh giá đó thường không khách quan, không công bằng, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Do đó, lấy việc đánh giá không khách quan về tình hình nhân quyền gắn với việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam là không có cơ sở, không có lợi cho cả hai bên. 

 

Lấy việc đánh giá không khách quan về tình hình nhân quyền gắn với việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam là không có cơ sở, không có lợi cho cả hai bên.


 
Thứ hai, việc mua bán vũ khí giữa các nước là câu chuyện bình thường giữa các quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa công nghệ quân sự. Hơn nữa, ngày nay vũ khí của Mỹ cũng không phải là “độc nhất vô nhị” trên thế giới.


Về điều này thì người Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết vì đã từng “chạm trán” với Mỹ trong một cuộc chiến kéo dài nhiều thập niên. Hơn nữa, việc mua bán vũ khí này có lợi cho cả Mỹ và Việt Nam, chứ không chỉ theo yêu cầu của phía Việt Nam. 

- Liệu Trung Quốc sẽ có thái độ gì sau tuyên bố trên của Mỹ?

Trung Quốc, với tư duy luôn theo đuổi tham vọng giành ưu thế vượt trội về quân sự so với các nước trong khu vực, hơn nữa lại là các nước đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với họ như Việt Nam, dĩ nhiên sẽ không vui một khi biết Mỹ xem xét khả năng bán vũ khí cho Việt Nam.

Họ sẽ càng không vui một khi Mỹ quyết định gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam. Đó là lẽ thường tình và có thể dự báo trước được phản ứng của họ sẽ ra sao. 

- Thưa ông, ảnh hưởng của việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ thế nào trong bối cảnh Biển Đông hiện nay?

Về tình hình Biển Đông, quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó Mỹ phản đối các bên ở Biển Đông sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp và Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp vì sự an toàn và an ninh hàng hải ở khu vực này. Đây là một động thái tích cực, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. 

Do đó, dĩ nhiên, việc Mỹ xem xét gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương theo yêu cầu của Việt Nam cũng chỉ nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của Việt Nam mà thôi, chứ tuyệt nhiên Việt Nam sẽ không bao giờ chủ động sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Điều này sẽ góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải trên Biển Đông, đáp ứng lợi ích của Việt Nam cũng như của các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có lợi ích của Mỹ.

- Mỹ đã bán vũ khí cho những nước nào và được mất của các nước khi mua vũ khí Mỹ?

Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Rất nhiều nước mua vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ thường bán vũ khí cho ai đó kèm theo các điều kiện chính trị, cụ thể hơn là yêu cầu nước cần mua phải chấp nhận một số điều kiện chính trị do phía Mỹ đặt ra.

Do đó, nói tới cái được hay mất của một nước nào đó khi mua vũ khí của Mỹ là tùy thuộc vào nước đó có chấp nhận điều kiện của Mỹ đề ra hay không. Mà điều kiện đó rất khác nhau tùy theo từng đối tác cụ thể của Mỹ. Dĩ nhiên, nước nào cần mua vũ khí của Mỹ đều tự cân nhắc điều kiện này.

- Thưa ông, điều này có liên quan đến chiến lược 'xoay trục' sang Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không?

Dĩ nhiên, việc Mỹ xem xét gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam có liên quan tới chiến lược “xoay trục” tới Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
vũ khí sát thương mỹ
Binh lính Mỹ với loại súng trường hiện đại 

Như chúng ta biết, giới lãnh đạo ở Mỹ đã từng tuyên bố rằng, một trong những mục đích chủ yếu của chiến lược “xoay trục” tới Châu Á-Thái Bình Dương của họ là “tái cân bằng chiến lược” đang bị lệch ở khu vực này, trong đó đã có hiện tượng một quốc gia nào đó cậy thế mình mạnh hơn người khác đã và đang áp đặt ý định phi lý của họ cho nước khác theo chính sách chính trị cường quyền.

Do đó, việc Mỹ xem xét gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam cũng là nhằm “tái cân bằng chiến lược” trong khu vực theo chủ trương của Mỹ.

 

Nếu Mỹ gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam thì đây là thành quả của 18 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), trong đó hai nước đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển thực chất và đi vào chiều sâu, hiệu quả.


 
Do đó tôi nghĩ  Mỹ không nên gắn vấn đề nhân quyền không thực tế với việc gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam.


- Vì sao Mỹ lại đặt vấn đề xem xem xét việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong thời điểm này?

Theo tôi, nếu Mỹ gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam thì đây là thành quả của 18 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), trong đó hai nước đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển thực chất và đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang vừa qua đã ghi nhận kết quả của những nỗ lực thành tâm và bền bỉ của cả hai bên, được thể hiện trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ, mở ra giai đoạn mới quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

- Theo ông, Việt Nam có cần thiết mua vũ khí gây sát thương vào thời điểm này không?

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là xây dựng nền quốc phòng nhằm nhiều mục đích, trong đó có mục đích là đủ sức bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam cần có Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Để từng bước hiện đại hóa Quân đội nhân dân, Việt Nam vừa nghiên cứu chế tạo để tự sản xuất các loại vũ khí trang bị hiện đại, vừa nhập khẩu các công nghệ và phương tiện quân sự của nhiều nước, trong đó có Mỹ một khi Mỹ gỡ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam. Đó là một quá trình lâu dài, thường xuyên, bền bỉ, liên tục, chứ không chỉ có thời điểm hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!
Hôm 8/8, báo Tiền Phong dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B.Shear nói từ năm 2006, Chính quyền của Tổng thống Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam.
Tuy nhiên, lệnh cấm bán vũ khí sát thương vẫn chưa được dỡ bỏ. Đại sứ David B.Shear nói phía Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về việc Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm này.
Một trong những điều kiện để dẫn tới việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là vấn đề nhân quyền. Theo báo Tiền Phong, Đại sứ David B.Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những bước đi tích cực.

Đỗ Hường - Tùng Đinh (thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn