Mỹ lên kế hoạch đối phó 'sát thủ diệt hạm' Đông Phong của Trung Quốc

Thế giớiThứ Sáu, 07/08/2015 02:58:00 +07:00

Hải quân Mỹ đang đứng giữa hai lựa chọn hoặc sử dụng tên lửa diệt hạm tầm xa (LRASM) mới chế tạo, hoặc nâng cấp tên lửa hành trình Tomahawk.

(VTC News) - Để đối phó với ‘sát thủ tàu sân bay’ DF-21D Đông Phong của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang đứng giữa hai lựa chọn hoặc sử dụng tên lửa diệt hạm tầm xa (LRASM) mới chế tạo, hoặc nâng cấp tên lửa hành trình Tomahawk.

Năm 2014, Bắc Kinh từng tiết lộ "sát thủ tàu sân bay" Đông Phong DF-21D. Loại tên lửa này có thể di chuyển với tốc độ 10 Mach (nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh) với tầm bắn lên đến 1,200 dặm (hơn 2000 km).
 'Hung thần diệt hạm' LRASM Mỹ định dùng đối phó với tên lửa Trung Quốc
Hải quân Mỹ lo ngại loại tên lửa này có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu sân bay nước này nếu có xung đột xảy ra.

Ngày 5/8, Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ Joseph Aucoin đưa ra kế hoạch sợ bộ ban đầu của Lầu Năm Góc về những giải pháp tốt nhất nhằm đối phó với tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.

Một lựa chọn trong kế hoạch là tên lửa Tomahawk. Được giới thiệu vào năm 1970, loại vũ khí này đã chứng minh được độ tin cậy trong suốt gần 40 năm, phần lớn thành công của nó được dựa trên các mục tiêu tĩnh trên đất liền.

Tên lửa Tomahawk không được thiết kế để chống lại các mục tiêu nổi, di động. Do vậy nó sẽ được cải tiến đáng kể trước khi trở thành đối thủ của các mục tiêu Hải quân Trung Quốc.

Lựa chọn thứ hai là tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của Lockheed Martin, loại tên lửa mà nhóm nghiên cứu của Lầu Năm Góc gọi là "tiến bộ vươt bậc trong khả năng chiến tranh trên biển của Mỹ".

Tên lửa LRASM có khả năng hoạt động độc lập hoặc theo các chỉ dẫn từ xa.

Phát biểu với báo chí trong cuộc phỏng vấn tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ông Aucoin nói ông muốn có 'cuộc chạy đua để có được loại vũ khí tốt nhất'.

'Một lựa chọn khác là tên lửa chống hạm của Kongsberg, cũng có một số đặc điểm giống với như LRASM', Breaking Defense dẫn lời ông Bryan Clark, cựu phụ tá cấp cao của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể nâng cấp hệ thống phòng thủ chống tên lửa SM-6 Standard Missile để nâng cao khả năng tấn công.

Tuy vậy, trước mắt trong vòng 3 năm nữa, Hải quân Mỹ vẫn chưa thể triển khai tên lửa diệt hạm tầm xa (LRASM) vì vậy 'sát thủ diệt hạm' Đông Phong của Trung Quốc vẫn là mối lo ngại của Washington.

Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn