Mua hàng trên mạng ở… 'bển' cũng bị lừa

Kinh tếThứ Hai, 26/11/2012 06:52:00 +07:00

(VTC News) - “Do not assume anything – Đừng tin vào bất cứ điều gì” là câu khẩu hiệu khá nổi tiếng khi mua hàng tại eBay hay Amazon.

(VTC News) - “Do not assume anything – Đừng tin vào bất cứ điều gì” là câu khẩu hiệu khá nổi tiếng khi mua hàng tại eBay hay Amazon, và không chỉ ở Việt Nam bạn mới dính phải “quả đắng” khi mua hàng trên mạng.

"Tây" cũng không tin được

Một trong những tiện ích của internet là bạn có thể ngồi nhà và mua hàng ở bất kì đâu, nhiều bạn tháo vát và biết tiếng Anh đã biết “mò mẫm” trên những trang thương mại điện tử nổi tiếng như eBay và Amazon để săn những món hàng độc, giá rẻ hơn trong nước, hoặc thậm chí là mua nhiều để bán buôn.

Mặc dù, đây là những trang mua bán lớn mạnh nhất trên thế giới, mọi người hay nói đùa rằng đây là trang của “Bển – nước Mỹ”, thì bạn vẫn có thể bị lừa theo nhiều cách khác nhau, trong khi đó giá trị mỗi món hàng bạn mua thường là từ hàng tram USD trở lên.

Đối với hình thức mua hàng tại Amazon, bạn có thể mua hàng từ kho của Amazon, hoặc bán từ một cá nhân hay cửa hàng ký gửi tại Amazon, hoặc đơn giản là từ một người bán hàng tạo tài khoản trên Amazon… hình thức mua hàng thứ 3 đi kèm nhiều rủi ro hơn.

“Một cái kính Rayban chắc chắn là một cái kính Rayban nếu bạn mua từ kho của Amazon, nhưng có thể là một cái máy tính… kiểu dáng Rayban mà thôi, nếu bạn mua từ một người chỉ tạo tài khoản trên Amazon mà thôi”, Văn Nguyễn (du học sinh Mỹ) cho biết, Văn cũng thường hay mua đồ trên Amazon và tỏ ra thông thạo trong việc này.

Một chiếc Dell Streak được mua trên eBay, trước khi gửi về Việt Nam, người bán miêu tả là Brand New (mới) nhưng đằng sau máy vẫn có nhiều vết xước

Hoàng Việt (USA Store – Tây Sơn – Hà Nội) chia sẻ: “Đối với hình thức mua hàng trên eBay, mọi người đặt mua dựa trên phản hồi của người bán – sau mỗi lần giao dịch, người bán hoặc người mua có thể sử dụng tính năng feedback (phản hồi) để có thể tăng uy tín, hoặc giảm uy tín của cả hai…”.

Nhận biết một tài khoản có thể tin tưởng bằng các sao bên cạnh tài khoản đó, ví dụ như tài khoản có sao màu xanh đỏ là tài khoản có từ 1000 – 4999 feedback 5000 – 9000 feedback trở lên là màu xanh, nếu đó là phản hồi tốt, bạn có thể mua hàng.

“Mình một tháng mua rất nhiều hàng cho khách, chủ yếu mua từ tài khoản có lượng feedback cao, nhưng rủi ro trên mạng là tất yếu… như gần đây mua iPhone, người bán quảng cáo là Brand New (như mới) nhưng mua về thì bị vỡ kính đằng sau, nút Home bị liệt, chắc chắn là mình phải chịu lỗ. Tuy nhiên, điều này còn tệ hơn việc mua iPhone hãng và nhận được iPhone Trung Quốc”.

Mặc dù, eBay có chính sách rất ngặt nghèo đối với những người sử dụng dịch vụ của mình, như khi bạn bị phản hồi có giao dịch xấu, eBay sẽ kiểm tra và tài khoản của bạn có thể bị từ chối giao dịch. Để mua bán chuyên nghiệp trên eBay thì màu sao thể hiện feedback rất quan trọng, bởi thế người bán hàng không dám “ăn xổi” để gặp phản hồi xấu, thế nhưng vẫn có cách để lừa người dùng.

“eBay có rất nhiều đồ độc, rẻ, nhưng mà cần thận trọng, Trần Nguyễn Lê Sơn (Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ, sau khi tìm một tài khoản có “sao đỏ” để mua chiếc Canon 7D giá 1000 USD còn mới, cậu cẩn thận kiểm tra và nhấn BIN (Buy It Now – mua ngay) thay vì đấu giá, và người bán sau khi nhận giao dịch, họ mail vào địa chỉ mail của bạn để hướng dẫn thanh toán.

N
hưng sau đó lại đề nghị bạn chuyển khoản chứ không thanh toán qua hệ thống của eBay như Paypal và sau khi bạn chuyển khoản, bạn bị lừa. Trường hợp này eBay cũng không thể giải quyết cho bạn.

Xây dựng niềm tin


Như vậy, mua hàng ở "Tây" hay ta thì bạn cũng có thể bị lừa giống như nhau. Tuy nhiên, hiện những chính sách của eBay và Amazon khá là chặt chẽ trong việc bảo vệ người dùng, trong khi dường như các trang thương mại điện tử của Việt Nam khá lỏng lẻo trong vấn đề này và họ cần phải xây dựng niềm tin với người dùng.


Chiếc đồng hồ Steinhousen khá hiếm ở Việt Nam, được mua về từ Amazon 

Như đã nói ở trên, eBay có một hệ thống đánh giá tài khoản người dùng chuyên nghiệp, thông qua hệ thống sao màu (tím, trắng, đỏ...) thể hiện cấp độ niềm tin của tài khoản và sẵn sàng khoá những tài khoản có giao dịch gian lận, khi họ tìm được bằng chứng.

Hình thức đánh giá theo "sao" này cũng được một số trang Việt Nam "bắt trước nhưng không tới tầm", cũng có những gian hàng được đánh giá bằng "sao" theo số lượng, tuy nhiên có vẻ như người dùng Việt Nam chưa bao giờ dựa trên số "sao" để mua hàng do mức độ niềm tin không cao.

Tại Mỹ, những vấn đề bản quyền hay sở hữu trí tuệ hết sức được coi trọng, cho nên bạn sẽ không tìm thấy những mẩu tin kiểu như bán CD Windows 8 lậu giá 8.000 – 15.000/CD như ở Việt Nam.

Thậm chí, ngay bản thân những người tham gia mua hàng cũng có ý thức trách nhiệm rất cao, họ sẽ ngay lập tức phản hồi về việc có những mẫu quảng cáo, tin rao vặt gây tác động xấu đến môi trường thương mại lành mạnh và chắc chắn là một khu vực “chuyên hàng nhái, hàng Fake… “ sẽ không bao giờ được tồn tại trên Amazon và eBay.

Hồng Giang (Q.1 – TP.HCM ) cho biết, Giang là người chuyên nhận đặt đồ từ các trang nước ngoài về Việt Nam, đây là công việc làm thêm từ hồi bạn còn là du học sinh bên Anh, cũng gặp phải trường hợp mua hàng không đúng như miêu tả, nhưng chỉ cần giữ hoá đơn thì sẽ được hoàn trả tiền, hoặc đổi sản phẩm khác trong 2 tuần – nếu là mua bán qua Amazon.

Đối với những đơn hàng mua trên Amazon, mình cũng có thể đặt lệnh huỷ nếu Amazon chưa xử lý… điều này khá là khó với các trang thương mại điện tử Việt Nam”, Giang nói.

Trong các forum mua bán có lịch sử lâu đời như muare.vn, việc thành viên đem thành viên ra khiếu nại là chuyện "như cơm bữa" với đủ thủ đoạn để lừa nhau, như sửa đồ thì bị mất cắp, chuyển tiền không chuyển hàng, chuyển hàng không đúng quảng cáo...

Nhưng đối với những trang "bát nháo" hơn như rongbay, raovat... thì dường như không thể nhận ra được người rao bán đồ là ai, mà chẳng biết kiện ai khi gặp phải chuyện lừa đảo, mặc dù các tài khoản này có thể kết nối qua tài khoản Facebook, Yahoo - những tiện ích mà người dùng Việt khá phổ biến hiện nay.

Anh Dũng (Giám đốc một công ty tại Hà Nội) cho biết, mua hàng trên mạng đem lại nhiều tiện ích, nhưng hiện tại anh chưa đặt niềm tin vào hình thức mua bán này.

M
i đây anh đã đặt mua một món hàng khá đắt là chiếc tủ lạnh giá gần 22 triệu đồng qua hình thức đặt hàng, trả tiền trước, nhận hàng sau của một siêu thị ở Hà Ni, đ
ến khi nhận hàng thì anh phát hiện ra ngăn lạnh phía ngoài của tủ không hoạt động, gọi điện đến nhân viên thì "họ truyền tay, đá đẩy trách nhiệm cho nhau... đến khi tôi làm căng lên thì họ mới cho người sửa lại, trong khi đối với những sản phẩm mới tinh và không hề rẻ như thế này, việc sửa chữa là không chấp nhận được mà phải đổi mới hoàn toàn".

Lê Tuấn

Bình luận
vtcnews.vn