Mô hình ứng dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể sản xuất giống nấm

Sản phẩmThứ Tư, 19/07/2017 15:20:00 +07:00

Đây là thành quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, do kỹ sư Lương Hoàn Đức, Phó trưởng Phòng Công nghệ sinh học, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng làm chủ nhiệm.

anh2

Người nông dân Việt Nam thu hoạch nấm (ảnh minh họa) 

Tại hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố, dự án được đánh giá phù hợp với điều kiện tại Hải Phòng, quá trình triển khai nghiêm túc, đảm bảo khách quan. Các sản phẩm từ mô hình đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra.

Cụ thể, sau 1 năm triển khai, đến tháng 12 năm 2016, từ việc nhận chuyển giao kết quả đề tài: “Nghiên cứu, sàng lọc chủng nấm Phellinus linteus (nấm Hoàng Linh Chi) và tối ưu điều kiện nuôi cấy lỏng nhằm thu nhận Hispidin (hoặc Hypholomine B) có khả năng ức chế Neuraminidase tạo nguyên liệu cho thử nghiệm thuốc chống virus cúm” của Viện Công nghệ Sinh học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); dự án đã phân lập 187 ống giống gốc nấm Sò, 183 ống giống nấm Linh chi; sản xuất 260 lít giống nấm dịch thể cấp 1,2,3 và 100 ống giống gốc thuần 2 loại, trồng và chăm sóc 1000 bịch nấm Sò, 1000 bịch nấm Linh chi thương phẩm; đào tạo 5 kỹ thuật viên nắm vững công nghệ nhân giống dịch thể…

Việc xây dựng thành công mô hình hứa hẹn đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương nếu được triển khai nhân rộng trong thực tế.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn