Máy se sợi dừa 8 trục mang lại lợi ích to lớn trong hoạt động sản xuất

Sản phẩmChủ Nhật, 07/10/2018 17:28:00 +07:00

Những sợi xơ dừa cứng, mỏng khác nhau, sợi ngắn, sợi dài không đồng nhất tưởng chỉ có thể xe thủ công bằng tay, giờ được thay thế bằng máy nhờ sáng chế máy se sợi dừa 8 trục của ông Liêm (SN 1970, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).

Ông Liêm sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông con nên ông sớm phải thôi học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông lập nghiệp bằng nghề sửa xe đạp. Sau nhiều năm cố gắng, ham học hỏi ông chuyển sang sửa xe máy, học nghề cơ khí.

Bến Tre là đất của cây dừa nên việc bà con mang cái quay tay chỉ xơ dừa đến cửa hàng sửa xe của ông Liêm sửa cũng không có gì là lạ. Sau nhiều lần sửa chữa những cái quay chỉ bằng tay, ông Liêm nảy ra ý định làm một cái gì đó giúp công việc này bớt vất vả hơn.

Sau khi được nhiều người ủng hộ, ông bắt tay vào tự mày mò sáng chế. Nhưng khó khăn chồng chất, thiếu vốn ông Liêm phải bán hết các vật dụng có giá trị trong nhà, cửa tiệm sửa chữa cũng phải đóng cửa, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ khi vợ ông không ủng hộ.

Nhưng không nản trí, ông kiên trì, nỗ lực cố gắng. Trời không phụ lòng người, sau 5 năm cố gắng, năm 2008 chiếc máy se chỉ xơ dừa cuối cùng cũng thành công ra đời.

Nha sang che chan dat day nghe mien phi cho thanh nien ngheo

 Ông Liêm đang lắp ráp chiếc máy xe chỉ xơ dừa 8 trục (Ảnh: Viết Duyên)

Máy se chỉ xơ dừa của ông Liêm có năng xuất cao gấp 24 lần so với xe chỉ thủ công. Đặc biệt, máy chỉ có một động cơ nên giúp tiết kiệm điện, có thể chạy được 5 loại chỉ từ 2 - 6 li và quan trọng nhất là sản phẩm chỉ được se ra cực kỳ đẹp mắt, chất lượng tương đương với xe tay truyền thống.

Máy se chỉ xơ dừa của ông được đông đảo bà con đón nhận. Hiện tại ông đã bán ra thị trường trên 60 chiếc, giá mỗi máy giao động từ 60 - 80 triệu tùy loại.

Không chỉ dừng lại ở đó, ông Liêm còn tiếp tục tự chế ra chiếc máy se thừng không nối. Chiếc máy này có ưu điểm sợi thừng xoắn chặt hơn so với làm thủ công, độ dài không giới hạn và không có những phần nối to do phải nối dây chỉ, nhờ đó dễ cho ra những sản phẩm dệt thảm liền mạch, có tính thẩm mỹ cao.

Ông mở lại tiệm cơ khí, bên cạnh việc sản xuất máy se chỉ xơ dừa và máy se thừng không nối, ông Liêm còn tổ chức dạy nghề miễn phí cho các thanh niên nghèo tại địa phương. Trong 10 năm qua, ông Liêm đã chỉ dạy cho hơn 50 thanh niên, tuy không có bằng cấp nhưng họ đều đã được nhận vào làm tại các cở sở sản xuất, công ty tư nhân.

Với sáng chế máy se thừng không nối, ông Liêm đã vinh dự đoạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bến Tre năm 2016-2017.

Ly Nga
Bình luận
vtcnews.vn