Máy cán thép nghiền nát cánh tay, dập nửa người

Sức khỏeThứ Năm, 24/01/2013 07:05:00 +07:00

(VTC News) – Chỉ vì chút bất cẩn, anh N.H.T (Thái Nguyên) bị máy cán thép cuốn nát, mất cả cánh tay, phải điều trị lâu dài tại Bệnh viện Việt Đức.

(VTC News) – Chỉ vì chút bất cẩn, anh N.H.T (Thái Nguyên) bị máy cán thép cuốn nát, mất cả cánh tay, phải điều trị lâu dài tại Bệnh viện Việt Đức.

Mất tay, dập nửa người

Anh T. đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức trong tình trạng tay trái bị dập nát nhưng vẫn dính lủng lẳng trên người. Cả cánh tay anh bị máy cán thép cuốn vào làm bẹp hoàn toàn nên cánh tay buộc phải cắt bỏ.

Không chỉ thế, khi máy ép cuốn cánh tay vào, lực ép khiến xương đòn, xương sườn bị gãy, lồng ngực bị chấn thương.

Anh N.H.T (Thái Nguyên) bị máy cán thép cuốn nát, mất cả cánh tay.  
Sau khi được cấp cứu, anh T. hiện đã tỉnh táo, một ống được luồn vào lồng ngực để cho dịch, máu chảy ra. Trao đổi với phóng viên, anh T. nói: “Tôi làm việc ở nhà máy gang thép đã hơn 10 năm. Khi xảy ra sự cố này, tôi kịp ngắt cầu dao ngay bên cạnh. Vậy mà máy vẫn còn đà và cuốn cả cánh tay vào”.

Vợ anh T. kể: “Máy cuốn anh ấy khiến tay bị bẹp, đầu, mặt dí sát vào máy ép. Anh ấy ngất ngay sau đó. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai lường trước được. Nhưng vẫn may mắn là còn sống. Hiện các bác sĩ đã giải quyết cái tay, còn xương gãy tạm thời gác lại và chxử lý tiếp”.

Không chỉ anh T.  rất nhiều người vào cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức cũng chỉ vì bất cẩn.

Ông T.V.H, công nhân tại nhà máy sản xuất ô tô bị máy dập khung ô tô dập cho nát nửa người bên phải. Khi đến cấp cứu, mặt, cánh tay, chân bên phải ông H. bị biến dạng. Trong ký ức của một bác sĩ trực cấp cứu thì anh phải cho tay vào miệng ông để kéo lưỡi ra. Trong miệng, răng gãy lởm chởm và phải móc ra để ông H. có thể thở được. May mắn, ông H. sau đó đã được cứu sống.

 

Chỉ vì chút bất cẩn, người có thâm niên làm việc với máy cán thép như anh T. lại gặp họa. Có thể trong trường hợp anh T. chỉ cần vạt tay áo bị cuốn vào máy sẽ khiến tay bị cuốn theo. Họ không tưởng tượng được vì chút bất cẩn ấy mà đôi tay, đôi chân thậm chí là tính mạng bị mất đi.

Ông Nguyễn Xuân Vinh,
bệnh viện Việt Đức
 
Còn anh T.V.N (37 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) mất 2 chân vì bị máy nghiền đất cuốn.


Anh N. được đưa đến BV Việt Đức cấp cứu trong tình trạng hai chân vẫn kẹp trong máy nghiền đất. Tai nạn xảy ra vào chiều muộn cùng ngày 9/10/2012, khi anh N. đang làm việc với máy nghiền đất để làm gạch. Anh N. đang đạp đất vào máy, bất ngờ chân bị cuốn vào máy.

Nghe tiếng anh hét lên đau đớn, mọi người lao ngay ra cắt cầu dao điện nhưng không thể lôi anh N ra khỏi máy. Chân anh bị máy nghiến gần đến đùi. Ngay lập tức, anh N cùng chiếc máy nghiền đất được mọi người đưa lên xe đến bệnh viện Việt Đức cấp cứu.

Và bác sĩ phải cấp cứu anh N. trong tư thế ngồi. Khi lôi anh N. ra khỏi máy nghiền đất, 1/3 chân đã  bị nát nằm trong máy.

Tai nạn chỉ vì bất cẩn


Theo ông Nguyễn Xuân Vinh, khoa Tim mạch, lồng ngực, bệnh viện Việt Đức: Tai nạn lao động thường xảy ra do bất cẩn, sơ suất, không để ý. Đây cũng là những từ mà những nạn nhân hay trả lời nhất cho lý do bị tai nạn.

Ch vì chút bất cẩn, người có thâm niên làm việc với máy cán thép như anh T. lại gặp họa. Có thể trong trường hợp anh T. chỉ cần vạt tay áo bị cuốn vào máy sẽ khiến tay bị cuốn theo. Họ không tưởng tượng được vì chút bất cẩn ấy mà đôi tay, đôi chân thậm chí là tính mạng bị mất đi.

Còn trường hợp ông H. chui vào khuôn dập để vệ sinh. Trước khi làm, ông H. đã tắt cầu dao. Tuy nhiên, một người khác vào để làm, liền đóng cầu dao và máy dập  xuống người ông H. Giá như ông H. ý thức về an toàn lao động, treo một tờ giấy báo đang sửa chữa, không đóng cầu dao thì sự việc đau lòng đã không xảy ra.  

Tháng 12/2012, Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa tổ chức hội nghị tổng kết 18 năm thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động và định hướng triển khai đến năm 2020. Bản thân Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nhận định, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng.

Hơn 10 năm qua, bình quân mỗi năm cả nước có gần 6.000 vụ tai nạn lao động làm 600 người chết. Tai nạn tập trung ở lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp 3 lần số liệu được báo cáo về Bộ, mỗi năm có khoảng 1.700 người chết.

Dự báo số lượng người bị tai nạn sẽ ngày càng tăng lên, đặc biệt là lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp bởi quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngày càng sử dụng nhiều máy móc, phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật. Trong khi đó, lực lượng làm công tác bảo hộ lao động ở cấp xã không có.


Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Bình luận
vtcnews.vn