Máy bay made in Việt Nam sắp cất cánh: Ông Bùi Hiển tin...

Khoa học - Công nghệThứ Ba, 21/11/2017 12:24:00 +07:00

Kỹ sư Bùi Hiển đã thiết kế, điều chỉnh lại máy bay "Bùi Hiển" theo tiêu chuẩn quốc tế, để hy vọng cất cánh trên sân bay quân sự Phú Lợi.

Sẽ bay thử 2 tuần tại xưởng

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo thành công 2 chiếc máy bay mang tên “Bùi Hiển” và “Giấc mơ”, kỹ sư Bùi Hiển (tỉnh Bình Dương) đã quyết định sẽ đem chiếc máy bay đầu tiên ông sáng chế mang tên "Bùi Hiển" cất cánh trên bầu trời rộng lớn, thay vì nhà kho nhỏ bé nơi ông chế tạo ra 2 chiếc máy bay này.

Ngày 20/11, ông Hiển cho biết: "Từ trước đến nay, chiếc "Bùi Hiển" chỉ được thử nghiệm trong nhà kho với độ cao tầm 1m so với mặt đất, còn "Giấc Mơ" thì đã bay đến độ cao 2m. Sau khi tập bay thành thục nhưng không thể xin cấp phép bay tại sân bay nên tôi đành đưa cả hai về nhà kho rồi lại tiếp tục chế tạo máy bay không người lái, đến nay đã hoàn thiện nhưng chưa được Đại học Bách Khoa Hà Nội hỗ trợ phần điều khiển, nên lại chờ đợi".

nam-2017-may-bay-bui-hien-se-cat-canh-tren-bau-troi_201438469

Kỹ sư Bùi Hiển tin chắc sẽ bay thành công máy bay "Bùi Hiển" 

Theo ông Hiển chia sẻ, máy bay "Bùi Hiển" đang được cải tiến lại, sang tháng sẽ đưa ra sân bay bay thử, cụ thể là sân bay Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), đây là sân bay quân sự ngày xưa, sân bay dã chiến, giờ do bên bộ đội quản lý. Nhưng trước khi xin phép bay ông Hiển sẽ bay thử trong xưởng khoảng 2 tuần.

100% bay thành công

Theo ông Hiển, chiếc “Giấc mơ” ra đời sau dù đã bay cao và xa hơn so với sản phẩm đầu tay là chiếc “Bùi Hiển” nhưng nó lại khó lái hơn. Do đó ông mới quyết định mang chiếc máy bay “Bùi Hiển” từ trong nhà kho ra cải tiến lại.

Với kinh nghiệm và thời gian cầm lái chiếc máy bay này lâu hơn, ông Hiển tự tin có thể đưa nó bay cao hơn cả “Giấc mơ” mà không cần phải dành nhiều thời gian luyện tập thêm.

Về những cải tiến mới trên chiếc “Bùi Hiển”, theo vị kỹ sư trên sản phẩm vừa được ông bổ túc hệ thống cơ cấu lái khiến tổng trọng lượng đã tăng lên khoảng 280kg so với 250kg trước kia.

Bên cạnh đó, cánh máy bay đã được làm mới theo nguyên lý thiết kế đồng trục (2 cánh quạt cùng nằm trên trục chính nhưng quay ngược chiều nhau). Chất liệu làm cánh quạt cũng đã thay đổi từ inox sang nhôm, mở rộng thêm diện tích cánh cho đạt đúng tiêu chuẩn quốc tế.

"Tôi chỉ nghĩ việc cất cánh lên bầu trời là để hoàn thành đam mê, chứ còn hoàn thiện thủ tục để phát triển lên, khả năng ứng dụng thực tế rất khó.

Tôi dành nhiều kỳ vọng cho máy bay không người lái, đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mô hình diện tích lớn được, nhất là phun thuốc sâu", ông Hiển chia sẻ.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn