Máu tuôn xối xả sau phẫu thuật xoang mũi do mắc xuất huyết giảm tiểu cầu

Sức khỏeThứ Bảy, 04/06/2016 16:06:00 +07:00

Một bệnh nhân ở Tiền Giang sau khi phẫu thuật 3 giờ bỗng rơi vào tình trạng máu tuôn xối xả và được xác định bị xuất huyết giảm tiểu cầu.

Một bệnh nhân nhập viện tại BV đa khoa tỉnh Tiền Giang để được phẫu thuật nội soi mũi xoang, điều trị viêm xoang mãn tính.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, các BS vẫn tiến hành cho bệnh nhân làm các tiền tiểu phẫu, và kết quả đều cho là bình thường. Thế nhưng, 3 tiếng sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, máu vẫn tuôn ra xối xả từ hai bên mũi bệnh nhân. 

Sau khi được làm các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây ra chảy máu, bệnh nhân được chẩn đoán là bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mức độ nặng.  Bệnh nhân chỉ còn khoảng 8.000mm3 tiểu cầu, trong khi lượng tiểu cầu của 1 người bình thường vào khoảng 150.000 – 400.000 mm3 tiểu cầu.

xuat-huyet-giam-tieu-cau-450x410

Một bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu

Liên quan đến căn bệnh này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân – Nguyên phó khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai đã có báo cáo “Một số hiểu biết mới trong bệnh giảm tiểu cầu tự miễn” tại hội thảo “Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh miễn dịch – dị ứng” ngày 3/6 do bệnh viện Medlatec tổ chức.

Cũng tại hội thảo, PGS.TS Bạch Khánh Hòa, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm sàng lọc máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cập nhật những kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, một trong 3 bệnh lý về máu thường gặp nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo PGS.TS Hòa, xuất huyết giảm tiểu cầu là hậu quả một bệnh lý gây giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương hoặc tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi mà nguyên nhân do tự miễn hoặc mắc phải. Với bệnh lý này có khá nhiều triệu chứng điển hình để nhận diện, nổi bật nhất là triệu chứng xuất huyết, đặc biệt khi va chạm có thể làm xuất hiện ổ máu tụ dưới da…

PGS.TS Bạch Khánh Hòa nhấn mạnh, xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà tử vong.

Rất may hiện nay, phương pháp MAIPA có độ nhạy cao, đặc hiệu với các kháng nguyên tiểu cầu nên cho phép phát hiện bất cứ kháng thể nào đã bám trên bề mặt tiểu cầu, giúp chẩn đoán bệnh lý giảm tiểu cầu tự miễn một cách hiệu quả. Do vậy, với bệnh nhân nghi ngờ giảm tiểu do miễn dịch mà có kết quả dương tính nên được khẳng định bằng kỹ thuật MAIPA để xác định kháng thể.

Video: Đình chỉ cán bộ y tế xuất hiện trong clip cán bộ y tế cầm xấp tiền.

Nam Anh
Bình luận
vtcnews.vn