Mất một nửa lưỡi, suýt chết 2 lần vì nghiện thuốc lá

Sức khỏeThứ Hai, 03/04/2017 06:57:00 +07:00

Một người đàn ông nghiện thuốc lá đã mất nửa chiếc lưỡi của mình sau khi mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 nhưng vẫn hút 5 điếu thuốc lá mỗi ngày.

James Upfield, 46 tuổi, đã hút thuốc lá từ năm 13 tuổi và thường hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày, được chẩn đoán mắc ung thư năm 2013.

Trong quá trình điều trị ung thư, cựu chiến binh đến từ Nottingham đã chết hai lần – một lần trên bàn mổ và một lần khi “phổi của ông dường như muốn nổ tung”.

Đồng thời, ông cũng mắc căn bệnh làm suy yếu dây thần kinh vận động ở não – một tình trạng hiếm gặp làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh sau khi xạ trị.

Bây giờ, ông phải ăn tất cả thức ăn bằng dạng lỏng, bởi ông đã mất khả năng tiết ra nước bọt và toàn bộ răng của mình bởi phóng xạ.

Mặc dù đã thử tất cả mọi thứ từ miếng dán nicotine để cai nghiện nhưng người đàn ông này không bao giờ có thể hoàn toàn ngưng sử dụng thuốc lá.

Ông Upfield, người có khuôn mặt bị mổ xẻ để cắt bỏ một phần khối u của mình tuyên bố rằng, ông vẫn còn giữ thói quen có thể gây chết người này.

3EAB660A00000578-0-image-a-1_1490600322729

 James Upfield, 46 tuổi, được chuẩn đoán mắc ung thư miệng năm 2013 (Ảnh: PA Real Life)

Ông James chia sẻ: “Tôi ước rằng tôi chưa bao giờ bắt đầu. Tôi muốn khuyên mọi người đừng bao giờ bắt đầu hút thuốc.

“Nếu tôi biết những điều này sẽ xảy ra với mình, tôi sẽ không bao giờ hút thuốc. Tôi không lấy làm tự hào khi mình vẫn còn nghiện thuốc lá”.

Một lời khuyên từ những nhà nghiên cứu về ung thư nói rằng, các bác sĩ nên khuyến khích bệnh nhân bỏ thuốc lá trước khi bắt đầu điều trị. Những người hút thuốc lá nên dừng việc sử dụng thuốc lá sau khi điều trị để ngăn ngừa ung thư có thể tái phát.

Cả thuốc lá lẫn rượu đều được biết đến rằng có thể gây ra ung thư – chúng chứa các chất hóa học có thể làm hỏng các tế bào ADN và dẫn đến ung thư.

Theo công bố trên website của Sở Y tế Quốc dân (Vương Quốc Anh), rượu và thuốc là hai nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư miệng ở Anh.

3EAB660E00000578-0-image-a-12_1490600563416

Ông từng chết hai lần, một trên bàn phẫu thuật và một lần khi phổi ông dường như muốn "nổ tung" (Ảnh: AP Real Life) 

Năm 42 tuổi, ông Upfield đến gặp nha sĩ của mình sau khi thấy khó chịu kèm cảm giác đau rát họng khi nuốt.

Bác sĩ nói rằng ông có thể bị viêm amidan nhưng sau buổi khám, ông ngay lập tức được chuyển vào bệnh viện đa khoa Northampton.

Sau khi nhận được kết quả khác thường, ông được chỉ định đi chụp MRI và làm sinh thiết trước khi tin ông được chuẩn đoán ung thư được đưa ra vào tháng 1 năm 2013.

Ông Upfield giải thích rằng ung thư miệng thường gặp ở những người tuổi từ 57 đến 70.

Ông nói: “Giai đoạn bốn, giai đoạn ung thư tồi tệ nhất. Tồi tệ đến mức nếu có giai đoạn năm, chắc nó cũng sẽ xảy ra”.

Các xét nghiệm đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết và vào tháng 7 năm 2013, các bác sĩ đã phải tiến hành cắt bỏ một nửa lưỡi của ông.  

3EAB660200000578-4352306-image-a-14_1490601227791

Ông Upfiled mất hoàn toàn khả năng tiết nước bọt và hàm răng của mình sau phẫu thuật điều trị ung thư (Ảnh: PA Real Life) 

Ông đã ngưng thở trong suốt quá trình phẫu thuật và phải nhờ vào các bác sĩ mới có thể hồi sinh trở lại.

Ông nói: “Tôi đã chết. Tất nhiên là tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi đã bị bất tỉnh. Không một ai nói với tôi rằng “Tiến về phía ánh sáng đi, James”.’

Sau đó, trong thời gian hổi sức cấp cứu tại bệnh viện, phổi của ông ấy dường như nổ tung, nó bắt đầu chảy máu, một lần nữa ông ấy đối mặt với tử thần.

Ông Upfield chia sẻ: “Tôi cảm thấy như mình đang bị chết đuối”. Nhưng một lần nữa, nhờ vào các bác sĩ và y tá, tôi đã được dưa trở lại”.

Ông phải trải qua nhiều tháng hóa trị nhằm loại bỏ hoàn toàn dấu vết của khối u trước khi tiếp tục sáu tuần tham gia xạ trị.

Điều không may lại xảy ra với ông trong quá trình xạ trị, ông mắc phải hội chứng làm suy yếu dây thần kinh vận động – tương tự như với nhà vật lý học Stephen Hawking.

Mối liên quan giữa bức xạ mức độ vào và các bệnh gây suy nhược cơ bắp đã được chứng minh từ nhiều thập kỷ trước.

Có 6 bênh nhận đã cùng điều trị ung thư miệng giống ông tại bệnh viện, 4 người trong số họ đã chết.

Mặc dù không phát hiện tái phát tế bào ung thư trong ba năm, ông ấy vẫn phải đến bệnh viện để khám định kỳ trong hai năm tiếp theo.

Trong thời gian đó, ông ấy sẽ luyện tập cho cuộc thi chạy việt dã London (London Marathon) và sẽ tham gia chạy với sự giúp đỡ của Hội từ thiện giúp đỡ người khuyết tật.

3EAB661600000578-4352306-image-m-16_1490601274235

 Ông Upfield điều trị ung thư tại bệnh viện (Ảnh: PA Real Life) 

3EAB661A00000578-4352306-image-a-18_1490601372282

Ông Upfield phải cắt bỏ một nửa lưỡi để điều trị ung thư miệng (Ảnh: PA Real Life) 

Ông ấy nói: “Tôi đã nhận được rất nhiều tsự giúp đỡ từ tổ chức hỗ trợ người khuyết tật trong những năm qua. Tôi sẽ không thể có mặt ở đây nếu không có họ và những gì họ đã làm cho tôi”.

Ông Upfield, người sẽ tiếp tục sống bởi những triển vọng tích cực, quyết tâm không bao giờ đầu hàng và liên tục thách thức chính bản thân mình.

Ông nói: “Tôi là một kẻ gàn dở, chính sự gàn dở đã giúp đỡ tôi. Tôi sẽ tiếp tục luyên tập để lấy lại sức khỏe của mình”.

 “Tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình, trở thành một người năng động hoặc chỉ ngồi đó và sống một cuộc sống buồn tẻ. Tôi đã chọn tiếp tục tiến liên và luôn luôn thách thức bản thân mình”.

“Tôi biết rằng mình như một quả bom nổ chậm, bất cứ chuyện gì đều có thể xảy ra ở mọi thời điểm nhưng tôi vẫn sẽ luôn lạc quan”.

“Cuộc sống còn nhiều hơn là cảm thấy thương hại với chính mình và những chuyện xảy ra đối với tôi trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến tôi trở thành một con người tốt đẹp hơn”.

“Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thực sự biết dành thời gian để lắng nghe người khác”.

Ông Upfield sẽ được chào đón tại giải chạy việt dã London (London Marathon) với khoảng 30 người lính đến từ trung đoàn cũ của anh ấy.

Video: Quá trình di căn của tế bào ung thư trong cơ thể 

Nguyên Hoàng (Daily Mail)
Chuyên đề: Ung thư
Bình luận
vtcnews.vn