Lý giải nguyên nhân chiến cơ Ấn Độ 'gãy cánh' rất nhiều

Thế giớiThứ Tư, 15/06/2016 14:45:00 +07:00

Rơi máy bay có lẽ đã trở thành căn bệnh nan y khó chữa với không quân Ấn Độ trong những năm gần đây.

Vụ tai nạn mới nhất xảy ra khi một chiến đấu cơ MiG-27 bị rơi, đâm vào nhà dân rồi bốc cháy ngùn ngụt, khiến 3 người ở dưới mặt đất bị thương là sự cố nghiêm trọng thứ 7 trong vòng 7 năm trở lại đây với Không quân Ấn Độ. 

Ấn Độ hiện nay đang là quốc gia sở hữu nhiều máy bay chiến đấu đa năng Su-30 hơn bất cứ nước nào nhưng cũng là nơi ghi nhận số trường hợp chiến cơ phải "bỏ mạng" nhiều nhất trên thế giới. 

jodhpur-iaf_650x400_41465803431-1505

Hình ảnh chiếc MiG-27 bốc cháy sau khi tai nạn.

Quốc gia Nam Á này nhận lô Su-30 đầu tiên vào năm 2002. Cho đến nay 200 chiếc Sukhoi đang đóng vai trò nòng cốt trong Không quân Ấn Độ - IAF và trong tương lai gần sẽ còn tăng lên 272 chiếc. 

Năm 2009, chiếc Su-30MKI đầu tiên gặp sự cố và kể từ đó cho đến nay, có thêm 6 chiến cơ khác của IAF phải chịu chung số phận.

Con số đáng báo động này đã khiến không ít người đặt câu hỏi tạo sao chiến cơ Ấn Độ lại dễ “gãy cánh” như vậy. 

Cường độ tập luyện cao 

Không quân Ấn Độ là một trong số ít các lực lượng không quân trên thế giới có các buổi huấn luyện với cường độ cao quanh năm để ứng phó với các xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào từ các nước láng giềng. 

su30mki-kienthuc_3_xuew

 Một chiến cơ của Không quân Ấn Độ gặp nạn

Các phi công IAF luôn bị đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Họ phải bay liên tục trong nhiều giờ đồng hồ để hoàn thành các bài huấn luyện dài tới hàng ngàn km. 

Giới chức quân sự luôn cho rằng, chỉ khi tập luyện với cường độ cao mức độ khó như vậy, không quân Ấn Độ mới có thể làm chủ tình hình một khi có bất cứ xung đột nào nổ ra.

Nhưng rõ ràng, mật độ tập luyện dày đặc đối với cả phi công và các tiêm kích như vậy khiến cho các vụ tai nạn thường xuyên xảy ra hơn.

Trên thực tế, số lượng chiến cơ Ấn Độ gặp nạn những năm gần đây còn nhiều hơn số trường hợp các máy bay chiến đấu gặp sự cố trong thời chiến.

Môi trường khắc nghiệt 

Môi trường khắc nghiệt là cơ ác mộng với bất cứ chiến cơ nào,  đặc biệt là các tiêm kích của Ấn Độ khi phải liên tục hoạt động ở đất nước thường xuyên ghi nhận những đợt nắng nóng kỷ lục như quốc gia Nam Á này. 

Không khí nóng sẽ khiến động cơ tạo ra ít lực đẩy, đồng thời làm làm cánh máy bay tạo ít lực nâng hơn so với các máy bay sải cánh trên trời Âu.

Bên cạnh đó, đường băng nóng bỏng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ an toàn khi hạ cánh. Không may, không quân Ấn Độ phải đối mặt với hầu hết những điều kiện tiêu cực này. 

Bên cạnh đó, các vụ va chạm với chim trên không cũng là một nhân tố dẫn đến nhiều vụ tai nạn xảy ra đối với các chiến cơ tối tân của Ấn Độ. Theo thống kê, có tới 10% các sự cố với các máy bay là do đâm phải chim.

Đốt cháy giai đoạn

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ được công bố vào tháng 3/2013, Không quân Ấn Độ đã mất đi số lượng chiến cơ tương đương vớ một phi đội máy bay chiến đấu (18 chiếc). 

vi-sao-an-do-co-ty-le-roi-may-bay-quan-su-cao-nhat-the-gioi

 Những chiếc máy bay chiến đấu đắt tiền bị phơi mưa phơi nắng dưới khí hậu khắc nghiệt là hình ảnh đã trở nên quen thuộc của Không quân Ấn Độ

Thông thường, các phi công tân binh sẽ phải trải qua lần lượt các giai đoạn huấn luyện cơ bản rồi chuyển sang luyện tập với máy bay huấn luyện phản lực trung cấp trước khi được đào tạo lái các loại phản lực hiện đại. 

Đây là ba giai đoạn cơ bản mà bất cứ phi công chiến đấu nào cũng phải trải qua và bất cứ phân đoạn nào bị đốt cháy hay nhảy cóc cũng sẽ dẫn đến những thảm họa không lường.

Nhưng không quân Ấn Độ lại bỏ qua giai đoạn cuối cùng khi để phi công tân binh chuyển thẳng từ giai đoạn huấn luyện phản lực trung cấp sang các máy bay chiến đấu thực thụ như MiG-21. Điều này khiến cho tình trạng các phi công phải chết trẻ tăng lên với tình trạng đáng báo động. 

Bảo dưỡng kém 

Mặc dù được biết đến là lực lượng chất lượng cao, nhưng đội ngũ bảo dưỡng mặt đất của không quân Ấn Độ lại không đạt được tiêu chuẩn tương xứng.

Nhận thức được điều đó, IAF đang xem xét để thành lập thành lập một bộ phận mặt đất với trình độ cao để bảo dưỡng các máy bay cao cấp.

Tuy nhiên, với việc các tai nạn máy bay vẫn liên tiếp xảy ra, không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao tay nghề cho đội ngũ này. 

Chiến cơ Su-30MK gặp nạn trong Triển lãm hàng không Paris Air show

Số lượng máy bay thiếu hụt 

Thời điểm hiện tại, IAF chỉ có 34 phi đội máy bay chiến đấu với khoảng 600 chiếc. Con số này thấp hơn rất nhiều  kế hoạch ban đầu là 42 phi đội. 

Ở một đất nước rộng lớn và thường xuyên phải đối mắt với các mối đe dọa như Ấn Độ, việc thiếu hụt các chiến đấu cơ khiến cho số lượng máy bay ít ỏi còn lại phải căng sức thực hiện nhiều nhiệm vụ.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc công tác bảo trì vốn đã kém lại không có 'đất dụng võ' và các chiến đấu cơ này cũng ít có thời gian nghỉ ngơi để 'hồi sức'.

Song Hy (Nguồn: RBTH)
Bình luận
vtcnews.vn