Lý do phát xít Nhật không tấn công Liên Xô trong Thế chiến II

Thế giớiChủ Nhật, 03/09/2017 07:22:00 +07:00

Dù quân đội phát xít Đức nổ súng xâm lược Liên Xô vào ngày 22/6/1941 nhưng đế quốc Nhật Bản vẫn án binh bất động khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về động thái lạ lùng này của Nhật Bản trong Thế chiến II.

Có một điều khá lạ lùng xảy ra trong Thế chiến II, đó là việc Nhật Bản không tấn công Liên Xô dù cho khi đó Đế quốc Nhật Bản ở cùng phe với Đức quốc xã. Nhiều người cho rằng lý do Hồng quân Liên Xô có thể đánh thắng Đức quốc xã và Đế quốc Nhật Bản là do Nhật Bản không tấn công Liên Xô cùng với quân Đức.

1057025919 - CCO - Ky ket van kien Nhat ban dau hang

Lễ ký kết Văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên thiết giáp hạm USS Missouri. (Ảnh: CCO) 

Tuy nhiên, nhà báo chuyên về mảng lịch sử quân sự Alexander Evdokimov chỉ ra rằng kể cả trong trường hợp Mátxcơva hay Stalingrad thất thủ thì quân đội Nhật Bản cũng không tấn công Liên Xô bởi những lý do sau.

Điều ước trung lập Xô – Nhật

“Có thể điều này lạ lùng, nhưng lý do chính ngăn Nhật Bản thực hiện các kế hoạch quân sự chống Liên Xô là do điều ước trung lập Xô – Nhật được ký kết giữa chính quyền Liên Xô và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Yosuke Matsuoka” vào tháng 4/1941, nhà báo Evdokimov viết.

1057026344 - CCO - Bo truong bo ngoai gian Nhat va quan chuc Lien Xo ky dieu uoc trung lap 3

 Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản và các quan chức chính phủ Liên Xô kí kết Điều ước trung lập Xô – Nhật. (Ảnh: CCO)

“Ai đó có thể nói rằng hiệp ước trung lập chỉ là một tờ giấy, như hiệp ước mà Đức quốc xã đã ký kết rồi sau đó chối bỏ bất cần đạo lý. Có và không. Phía Đức quốc xã không thèm quan tâm đến dư luận thế giới, thì phía Nhật Bản rõ ràng không bỏ qua khía cạnh này”, ông Evdokimov giải thích.

Ông giải thích tiếp: “Điều đó dẫn đến việc đầu tiên họ phải từ bỏ hiệp ước này trước thời hạn nửa năm, sau đó tuyên chiến và bắt đầu các chiến dịch quân sự. Phía Liên Xô đã làm điều này trước vào thời điểm Hồng quân chuẩn bị để đánh bại đạo quân Quan Đông năm 1945...”.

Video: Phim màu về lễ ký kết văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri

Việc Nhật Bản từ chối hủy bỏ hiệp ước, cộng thêm các thông tin tình báo cho biết Tokyo sẽ không mở cuộc tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô được coi là lý do cho quyết định chuyển 28 sư đoàn từ vùng Viễn Đông về mặt trận phía Tây của Liên Xô vào cuối năm 1941.

Chiến thắng của Liên Xô và Mông Cổ tại Khalkhin-Gol

Vào mùa thu và mùa hè năm 1939, quân đội Liên Xô và đồng minh Mông Cổ đã đánh bại quân đội Nhật Bản và đồng minh Mãn Châu Quốc trong một loạt các trận đánh thăm dò mà Đế quốc Nhật Bản phát động tại vùng biên giới Mông Cổ - Mãn Châu Quốc.

khalkhin-gol-soviet-pilots-choibalsan - Olga Shirnina 4

 Phi công Hồng quân Liên Xô và Nguyên soái quân đội Mông Cổ Khorloogiin Choibalsan tại Khalkhin Gol, 1939. (Ảnh: Olga Shirnina)

Những trận đánh này khiến phía Nhật Bản nhận ra rằng Hồng quân Liên Xô không phải là một ‘con hổ giấy’ như những gì Berlin mô tả. Nhà báo Evdokimov viết: “Quân đội Nhật Bản đánh giá cao sức mạnh của Liên Xô hơn Đức quốc xã, do đó họ không chỉ muốn ký kết một hiệp ước không xâm phạm, mà còn muốn quan sát một cách tỉ mỉ”.

Thêm nữa, khác với vùng phía Tây Liên Xô, khu vực Viễn Đông của Liên Xô không thể chọc thủng được bằng vài cuộc chiến tranh chớp nhoáng. Theo nhà báo Evdokimov, quân đội Nhật Bản hiểu rằng địa hình hiểm trở của khu vực này Nhật Bản phải tấn công dọc theo tuyến đường sắt Siberia và đây là tình thế bất lợi với quân đội Nhật Bản.

Nhân tố Mỹ và Trung Quốc

Bên cạnh đó, nếu tấn công Liên Xô, Tokyo buộc phải chấp nhận sự thật rằng một số đồng minh có sức mạnh của Liên Xô sẽ tham gia đối đầu quân Nhật. Trong số đó có Trung Quốc và Mông Cổ, và cần nhắc lại rằng năm 1939, Mông Cổ cùng Liên Xô đã đánh bại quân Nhật tại Khalkhin-Gol.

1057027116 - USS Arizona 5

Thiết giáp hạm USS Arizona gục ngã sau đòn tấn công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào Trân Trâu Cảng, ngày 7/12/1941. (Ảnh: AP) 

Thêm vào đó, tháng 12/1941, hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và Mỹ chính thức tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản. Nhật Bản hiểu rằng nếu tấn công Liên Xô vào thời điểm này không khác gì việc tự đặt mình vào thế gọng kìm giữa một bên là Liên Xô và một bên là Mỹ, tương tự tình cảnh của Đức quốc xã sau ngày 6/6/1944.

Tokyo hiểu rằng Đức quốc xã sẽ thua trận

Theo quan điểm của nhà báo Evdokimov, các nhà ngoại giao Nhật Bảng từng tính đến trường hợp Liên Xô đầu hàng và ký kết với Đức quốc xã hiệp ước hòa bình và sớm nhận ra rằng nếu không có hiệp ước hòa bình như vậy thì phe Trục chắc chắn thất bại thảm hại. Trên thực tế, nhân dân Liên Xô không đầu hàng phát xít Đức.

the-center-of-stalingrad-after-liberation-winter-1943-color - Olga Shirnina 6

Trung tâm thành phố Stalingrad sau thắng lợi của trận phản công Stalingrad. (Ảnh: Olga Shirnina) 

Nhà báo Evdokimov nhận định, kể cả khi đang nghe thấy tiếng đạn bắn khi ẩn nấp bên trong căn hầm của Hitler tại Berlin vào năm 1945, giới tinh hoa chính trị của Đức quốc xã vẫn không hiểu được rằng họ đã thất bại thảm hại.

Còn Nhật Bản khi nghe tin Liên Xô không khuất phục trước Đức quốc xã, họ hiểu rằng Liên Xô chắc chắn không bao giờ khuất phục Nhật Bản. Do đó, Tokyo với quan điểm thực dụng cho rằng không nên hao tổn nguồn lực cho trận chiến với Liên Xô, đất nước không bao giờ đầu hàng quân đội phát xít.

Nhật Bản không có lý do kinh tế thuyết phục để tấn công Liên Xô

Lý do cuối cùng được nhà báo Evdokimov chỉ ra rằng sự thật là Nhật Bản không có lý do kinh tế đủ thuyết phục để phát động chiến tranh chống Liên Xô. Nhà báo này nhận định vì đầu óc thực dụng, Tokyo khi ấy luôn luôn tìm kiếm lý do kinh tế thuyết phục để phát động chiến tranh, và khi ấy chiến dịch ‘nam tiến’ hợp lý hơn bởi những vùng lãnh thổ này dễ chiếm đóng và giàu tài nguyên hơn.

soviet-sailors-raise-the-ussrs-naval-ensign-over-port-artur-in-19451 - Olga Shirnina

Thủy thủ Liên Xô giương cao lá cờ của Hải quân Liên Xô tại cảng Artur năm 1945. (Ảnh: (Ảnh: Olga Shirnina)

Thêm vào đó, Nhật Bản nhận định rằng nếu tấn công Liên Xô, họ sẽ cần hàng trăm ngàn, thậm chí đến hàng triệu lính. Để đáp ứng cho lực lượng khổng lồ như vậy, nền kinh tế Nhật Bản lúc bấy giờ không thể kham nổi, do đó Tokyo quyết định chuyển hướng sang tấn công Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á bằng lực lượng hải quân và không quân.

Nguyễn Tiến (Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn