Lưu ý về dàn ý bài Nghị luận Văn học cho thí sinh

Giáo dụcChủ Nhật, 23/06/2019 07:30:00 +07:00

Thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn tại TP.HCM hướng dẫn thí sinh về dàn ý câu Nghị luận Văn học theo đáp án của Bộ GD&ĐT cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Theo mô hình đề tham khảo của Bộ GD&ĐT năm nay, câu Nghị luận Văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm rõ một vấn đề của nội dung tác phẩm. Theo đó, thí sinh cần chú ý cách làm dạng đề so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm theo dàn ý như sau:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả. Từ đó, dẫn dắt đến chi tiết mà đề bài yêu cầu.

Thân bài

Phân tích chi tiết thứ 1: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).

96CAA155-B132-4828-815C-DE97B1C59828

Học sinh TP.HCM ôn thi THPT Quốc gia 2019. 

Phân tích chi tiết thứ 2: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ hai, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).

Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết. Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết...).

Kết bài: Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nêu vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam.

PHAN THẾ HOÀI
Bình luận
vtcnews.vn