Lợi nhuận Masan tăng 184%, Ban Giám đốc thay đổi dự báo lợi nhuận cả năm 2016, tăng thêm 25% so với kế hoạch

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Sáu, 05/08/2016 11:38:00 +07:00

Ngày 29/7/2016 tại TP HCM, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoăc “Công ty”), một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh cho nửa đầu năm 2016 và thay đổi dự báo lợi nhuận thuần tăng thêm 25% do các hoạt động kinh doanh tăng trưởng đột phá.

Những kết quả chính:

- Hoàn thành gần 50% kế hoạch doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016: nhờ tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trong nửa đầu năm 2016 đạt 83,8%, Công ty đã hoàn thành gần 50% doanh thu kế hoạch. Theo số liệu lịch sử thì vào giai đoạn nửa cuối năm thường mang lại khoảng 60% doanh thu cho Masan do tính thời vụ trong mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống.

- Mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) tăng trưởng mạnh mẽ: Doanh thu kỷ lục trong Quý 2/2016 đạt 3.566 tỷ đồng, tăng 14,7% so với Quý 2/2015 và tăng 28,3% so với Quý 1/2016. Công ty tái khẳng định mảng kinh doanh F&B có thể đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 15% trong năm 2016, một phần nhờ việc thành lập công ty con đầu tiên của Masan ở nước ngoài, Công ty TNHH Masan Consumer Thailand, tăng cường chặt chẽ hơn quan hệ với Singha nhằm mở rộng thị trường “In-Land ASEAN”.

- Mảng kinh doanh đạm động vật tiếp tục củng cố thị phần nhờ việc tiếp tục xây dựng thương hiệu mạnh và đưa ra các phát kiến mới; đang trên đà đạt mức tăng trưởng doanh thu 30% trong năm 2016: Công ty Masan Nutri-Science (“MNS”) đạt tăng trưởng 18,4% doanh thu trong Quý 2/2016 so vời cùng kỳ (tính trên so sánh tương đương và giả sử đóng góp doanh thu nguyên năm của ANCO và Proconco). Qua việc áp dụng mô hình của công ty hàng tiêu dùng để tăng thị phần và cải thiện biên lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần hợp nhất của MNS tăng 103,8% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ. Ngoài ra, MNS cũng đạt được cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình 3F thông qua mối quan hệ đối tác chiến lược với công ty VISSAN (sở hữu 24,9% cổ phần) và việc thành lập công ty Masan Nutri-Farm.

- Sự phục hồi của Techcombank dẫn đầu ngành ngân hàng giúp cải thiện lợi nhuận: Ngân hàng Techcombank (“TCB”) đạt mức tăng trưởng lợi nhuận thuần 73,1% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ; đang trên đà hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.500 tỷ đồng trong năm 2016, tương ứng với mức tăng trưởng 73,9%, nhờ nguồn thu nhập cao hơn từ dịch vụ ngân hàng và nhanh chóng hoàn thành chu kỳ trích lập dự phòng.

- Sản xuất và chế biến hóa chất vonfram đạt mức sản lượng kỷ lục: Công ty Masan Resources (“MSR”) đạt tăng trưởng doanh thu 45,3% so với cùng kỳ và đạt được lợi nhuận trong nửa đầu năm 2016; tuy giá cả hàng hóa giảm hơn, nhưng được bù đắp bằng mức tăng sản lượng 14% trên cơ sở tương đương vonfram, và do giảm chi phí quản lý và bán hàng 58,0% so với cùng kỳ.

- Nâng cao dự báo lợi nhuận: Do hoàn thành 54% kế hoạch lợi nhuận năm 2016 ở mức 1.900 tỷ đồng, Ban Giám đốc đã nâng dự báo lợi nhuận thuần (theo chuẩn kế toán Việt Nam VAS) thêm 25% lên mức gần 2.400 tỷ đồng, tức tăng trưởng khoảng 60% so với năm 2015.

DSC_1656

 

Kết quả tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2016 của Masan:

Tỷ VNĐ

6T 2016

6T 2015

Tăng trưởng

Doanh thu thuần

19.141

10.414

83,8%

Ngành hàng thực phẩm và đồ uống

6.345

5.881

7,9%

Chuỗi giá trị đạm động vật

11.051

3.332

231,7%

Khoáng sản và chế biến giá trị gia tăng

1.745

1.201

45,3%

 

 

 

 

EBITDA

4.127

2.441

69,1%

Ngành hàng thực phẩm và đồ uống

1.278

1.284

(0,5%)

Chuỗi giá trị đạm động vật

1.615

366

341,3%

Khoáng sản và chế biến giá trị gia tăng

877

588

49,2%

 

 

 

 

Lợi nhuận thuần (2) (Pro forma) (3)

1.863

915

103,6%

Lợi nhuận thuần trước lợi ích cổ đông thiểu số (Chuẩn kế toán Việt Nam)

1.480

673

119,9%

Lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số (Chuẩn kế toán Việt Nam)

1.034

364

184,1

- Các số liệu tài chính được dựa theo số liệu quản trị.

- Trước lợi ích cổ đông thiểu số.

- Số liệu pro forma, cho mỗi kỳ báo cáo và kỳ so sánh tương ứng, được tính toán bằng cách loại bỏ tác động của các khoản phân bổ lợi thế thương mại, tài sản hữu hình và tài sản vô hình phát sinh từ các thương vụ M&A của Tập đoàn trong quá khứ. Trong nửa đầu năm 2016, chỉ riêng chi phí phân bổ lợi thế thương mại trước lợi ích cổ đông thiểu số đạt 383 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2016 của Masan Group:

- Doanh thu tăng trưởng 83,8% so với cùng kỳ năm ngoái: Masan báo cáo doanh thu thuần đạt 19.141 tỷ đồng, tăng 83,8% so với nửa đầu năm 2015, nhờ sự tăng trưởng doanh thu trong cả ba mảng kinh doanh.

Doanh số thực phẩm và đồ uống của công ty Masan Consumer (“MSC”) tăng 14,7% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ. Doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings (“MCH”) trong nửa đầu năm 2016 tăng 7,9%, trong đó mảng kinh doanh bia đạt tốc độ tăng trưởng 83,5% so với cùng kỳ.

MNS hoàn thành thêm một quý nửa tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng doanh thu 18,4% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ, dẫn đến tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2016 là 13,8% so với cùng kỳ (so sánh tương đương).

MSR đạt mức tăng trưởng doanh thu thuần 142,2% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ. Tính chung cho nửa đầu năm 2016, MSR đạt tăng trưởng doanh thu thuần 45,3% so với cùng kỳ.

- EBITDA (lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao) đạt mức kỷ lục, tăng 69,1%: EBITDA của Masan đạt 4.127 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mảng kinh doanh F&B mang lại 1.278 tỷ đồng EBITDA trong nửa đầu năm 2016, giảm 0,5% so với nửa đầu 2015 do chi phí marketing tăng cao hơn. MSC đạt mức tăng trưởng EBITDA 15,2% trong Quý 2/2016 so với Quý 2/2015.

Biên lợi nhuận EBITDA của MNS tăng 363 điểm cơ bản trong nửa đầu năm 2016, điều này cho thấy sự đúng đắn của Masan khi tập trung xây dựng thương hiệu và thúc đẩy tăng năng suất trong chuỗi giá trị đạm động vật.

MSR đạt biên lợi nhuận EBITDA 50,2%, nhờ EBITDA tăng trưởng 74,1% trong Quý 2/2016 so với cùng kỳ, do sản lượng các sản phẩm vonfram giá trị gia tăng, hiệu quả hoạt động cao hơn, và chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp thấp hơn.

- Lợi nhuận thuần công ty mẹ tăng 2,8 lần: Lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số  theo báo cáo (có tính đến chi phí phân bổ khấu hao 383 tỷ đồng liên quan đến các giao dịch mua bán và sát nhập công ty trong quá khứ) đạt 1.034 tỷ trong nửa đầu năm 2016, tăng 184,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần pro forma sau lợi ích cổ đông thiểu số mà đã hoàn nhập chi phí phân bổ khấu hao đạt 1.324 tỷ trong nửa đầu 2016, tăng 147,0% so với cùng kỳ.

- Cấu trúc tài sản vững mạnh để tài trợ vốn cho các dự án tăng trưởng trong ngành hàng tiêu dùng: Số dư tiền hợp nhất của Masan vào ngày 30/6/2016 đạt 12.863 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn và các tài sản sinh lãi khác. Khoản tiền này sẽ tăng thêm sau khi thu được từ Singha Asia khoản đầu tư 450 triệu USD vào mảng kinh doanh F&B, thêm vào đó là EBTIDA dự kiến đạt 250 triệu USD  trong nữa cuối năm 2016.

Giới thiệu Tập đoàn Masan

Tập đoàn Masan là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam, tập trung vào các cơ hội tăng trưởng cao trong ngành tiêu dùng: thực phẩm, đồ uống, và trong chuỗi giá trị dinh dưỡng.

Tập đoàn Masan bao gồm Masan Consumer Holdings, sở hữu các thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống (Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafe, Wake-up, Vĩnh Hảo và Sư Tử Trắng), và Masan Nutri-Science, là công ty với lĩnh vực kinh doanh nằm trong chuỗi giá trị dinh dưỡng lớn nhất của Việt Nam (với các thương hiệu Proconco và Anco). Các mảng kinh doanh khác của Tập đoàn Masan bao gồm Masan Resources, một trong những nhà sản xuất vonfram và khoáng chất công nghiệp chiến lược lớn nhất thế giới, và ngân hàng Techcombank, là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn