Lời giải cho nỗi hoang mang trước "ma trận" muối ăn

Kinh tếThứ Ba, 01/06/2010 01:08:00 +07:00

(VTC News) - Dư luận vừa qua đã một phen hoang mang trước “ma trận” các loại muối ăn bày bán khắp nơi. Vậy những mối lo lắng và cảnh giác này là có cơ sở?

(VTC News) - Dư luận vừa qua đã một phen xôn xao về các loại muốn ăn giả trên thị trường, hoang mang trước “ma trận” các loại muối ăn bày bán khắp nơi. Vậy những mối lo lắng và cảnh giác này là có cơ sở?

Khó loại bỏ hết tạp chất trong muối nếu dùng phương pháp truyền thống

Việt

Nam
có hai phương pháp sản xuất từ muối biển, sản xuất theo phương pháp phơi cát ở miền Bắc và sản xuất theo phương pháp phơi nước ở miền
Nam
. Cả hai phương pháp này nếu sản xuất theo cách thức truyền thống hầu như không tách được hết tất cả tạp chất từ nước biển. Các tạp chất tan như gốc sunfat, magiê, canxi,… cần chất trợ lọc để loại bỏ.

Để loại bỏ hết tạp chất từ nước biển, công nghệ sản xuất muối ăn  cần đầu tư máy móc trợ lọc. Tuy nhiên, đa phần cơ sở sản xuất muối tại VN vẫn làm theo phương pháp truyền thống lạc hậu, thiếu máy móc. 


T
uy nhiên, việc trang bị máy móc trợ lọc này chưa được đầu tư đầy đủ. Theo ông Trần Thế Dũng, Trưởng Phòng kĩ thuật của Tổng Công ty Muối Việt Nam, cơ sở nào đầu tư tốt cũng chỉ được khoảng 20 – 30%, một phần do chi phí bỏ ra lớn sẽ đội giá thành sản phẩm, khó bán ra thị trường; một phần khác do khâu quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ.

“Thị trường vẫn bán song song được hai loại muối: Muối sạch và muối bẩn, nên không tội gì các cơ sở sản xuất muối phải đầu tư loại máy móc tốt mà lợi nhuận thu về lại không cao”, ông Dũng thẳng thắn.

Hiện tại, Tổng Công ty Muối Việt Nam có nhiều cơ sở ứng dụng phương pháp sản xuất mới (dùng bể lọc) tách được cả tạp chất tan và không tan, tuy nhiên qui mô chưa lớn. Chỉ một số cơ sở ứng dụng được công nghệ cao này như
Thanh Hóa,
Nam
Định, Ninh Thuận… còn đa phần vẫn theo phương pháp cũ.


Ông Dũng cũng đưa ra khuyến cáo: “Những tạp chất của nước biển chưa được loại bỏ trong muối ăn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Tuy nhiên với thói quen... “điếc không sợ súng”, đối với những loại muối không đảm bảo VSATTP, đôi khi NTD thấy rẻ thì vẫn cứ mua”.

Có thể yên tâm sử dụng muối ăn Việt Nam?

Đại diện của Tổng Công ty Muối Việt
Nam
khẳng định: Tại Việt
Nam
, chỉ có muối khai thác từ biển, không có muối khai thác mỏ hay từ lòng đất; kể cả muối dùng cho công nghiệp cũng là môốn có nguồn gốc biển. Tuy nhiên, trong thời kỳ ô nhiễm xăng dầu, thêm nạn chất thải bẩn từ bờ đổ ra khiển nước biển bị ô nhiễm nặng. Do đó, nếu chỉ qua các khâu chế biển thô sơ với hệ thống lọc giản đơn thì muối bình thường rất khó loại bỏ hết tạp chất.

“Nếu vùng biển ô nhiễm nặng, chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng muối. Tuy nhiên, vùng biển ta hiện nay chưa bị ô nhiễm nên chất lượng muối vẫn rất tốt. Muối Việt

Nam
còn được nhập khẩu sang Nhật, Mỹ và một số nước khác trên thế giới”, ông Dũng cho biết.

Đồng tình với quan điểm của ông Ngô Trí Dũng, TS Nguyễn Văn Khải, Cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường cho rằng: “Nước biển về sau một trận lũ, do tràn dầu, hoặc tôm cá chết, hoặc chứa rác thải nhiều, lấy nước đó làm muối rõ ràng nó sẽ rất bẩn. Thế nên, người dân làm muối phải lọc nước biển kĩ càng và qua nhiều công đoạn khác để đạt đến độ tinh khiết cao”.

“Trong quá trình kết tinh, nếu nước biển có dầu, có thủy ngân thì rõ ràng là độc hại nhưng nếu vùng biển không có thủy ngân thì ít độc hại hơn”, ông Khải nhấn mạnh thêm.

Khi hỏi về chất thủy ngân gây độc hại trong nước biển ở Việt
Nam
, ông Trịnh Huy Hùng, Giảng viên khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) cho rằng: “Không phải lúc nào thủy ngân cũng trôi nổi. Nước biển của chúng ta, thực ra công nghiệp có thủy ngân nhưng không đến mức nguy hiểm như Nhật Bản. Một điểm đáng lưu ý nữa là muối ăn ở miền Bắc không hấp dẫn bằng muối ăn ở miền Nam vì chứa nhiều magiê hơn. Tuy nhiên, chất magiê này không độc hại như chì, thủy ngân… mà chỉ làm cho muối chát chứ không mặn. Vì vậy, NTD hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng muối của Việt
Nam
”. 


Muối sạch có thật sạch?

Yên tâm với loại muối ăn “nội” sản xuất trực tiếp từ nguồn nước biển của Việt Nam, tuy nhiên NTD cần cảnh giác với những loại muối không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều loại muối bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những người bán dưa cà, dưa muối thường xuyên sử dụng loại muối hạt to, không ghi cơ sở sản xuất cũng như các thông số kĩ thuật khác, ngoài bao bì chỉ đề chữ “Muối hạt sạch, đảm bảo uy tín, chất lượng cao” hoặc “muối sạch, chất lượng cao”…

Nhiều loại muối không ghi xuất xứ, các thông số kĩ thuật vẫn được bày bán tràn lan tại thị trường VN (Ảnh T.P). 

Chị Nguyễn Hồng An, chuyên bán dưa cà, dưa muối ở chợ Bách Khoa (Tạ Quang Bửu, Hà Nội) cho biết: “Để phục vụ cho khoảng 100 nghìn cà ghém và dưa, chị phải dùng hết khoảng 2kg muối hạt mỗi ngày”. Khi được hỏi: “Loại muối đó do nơi nào sản xuất, có đảm bảo chất lượng và vệ sinh không?”, chị An thủng thẳng: “Muối nào chẳng là muối biển. Muối được sản xuất từ biển chứ còn từ đâu?! Ngày xưa dân mình dùng suốt đó thôi, nào thấy có vấn đề gì?!”.

Tại chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội), các gian hàng tạp hóa cũng bày bán khá nhiều loại muối hạt, to, có không ít hạt sạn màu đen, có dấu hiệu ẩm ướt. Thậm chí, tại các khu chợ khác trên địa bàn Hà Nội ngay trên kệ nhiều gian hàng thực phẩm sạch sẽ, khang trang vẫn bày bán những gói muối không được đóng gói cẩn thận, mà chỉ được buộc túm đầu theo khối lượng 5 lạng hoặc 1 cân tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Thấy có người dừng xe hỏi mua muối, chị Tý (chủ gian hàng trong khu chợ cóc trên phố Phan Huy Chú)  đon đả mời chào khách túi muối với giá 4.000 đồng/kg.

Chị Hoàng Anh Thi, một người dân sống ở gần đây cho biết: “Thi thoảng, tôi cũng có mua loại muối hạt nâu nâu, đen đen, không rõ nguồn gốc nhưng chỉ để rửa cá, bóp thịt gà, lòng gà, lòng lợn hoặc làm muối dưa. Nếu có ngâm rau sống bằng nước muối thì tôi cũng phải rửa lại nước sạch vài lần. Tôi không dám ăn muối này vì sợ không đảm bảo vệ sinh”.

Theo ông Ngô Trí Dũng, Trưởng phòng phòng muối, Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối: Hiện nay, muối các nước, các nơi nhập về chưa kiểm tra được nên không ai dám khẳng định nó có tốt hay không. Muối có rất nhiều loại: muối có thể khai thác từ nước biển hoặc từ mỏ muối. Nước biển nếu ô nhiễm hoặc loại muối khai thác từ mỏ mà không biết cách chế biến đều rất độc hại.

Vì vậy, một lần nữa, ông Dũng nhấn mạnh: NTD hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, đề cao cảnh  giác với những loại muối không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trước khi mua, NTD phải kiểm tra nhãn mác, bao bì cẩn thận.



Làm thế nào để phân biệt “muối sạch” và “muối bẩn”?

Tổng công ty muối Việt Nam đưa ra những yêu cầu kĩ thuật về “muối sạch” như sau: Muối sạch phải là muối có màu trắng trong, không mùi, không có vị lạ, trạng thái cỡ hạt rời, sạch. Hạt muối phải đồng đều về cỡ hạt. Khi nắm lại trong tay không thấy vón cục hoặc rữa nát. Muối sạch, khi hòa muối vào nước, dung dịch hòa tan phải trong vắt, không có ngờn lởn vởn, không có tạp chất lạ lắng xuống đáy cốc.

Về bảo quản, muối sạch phải được đóng bao PP (bao xác rắn) ngay trên ô kết tinh khi tiến hành thu muối. Trong quá trình vận chuyển muối sạch về kho chứa cũng như khi bảo quản trong kho phải đặc biệt chú ý khâu vệ sinh, tránh cho bụi, đất, cát… thấm qua bao lẫn vào muối.

Tuy nhiên, theo anh Trần Thế Dũng (Trưởng phòng kĩ thuật) thì tiêu chuẩn “muối sạch” trên chỉ là tiêu chuẩn cơ sở, mang tính chất tương đối, được đặt ra để các đơn vị trong công ty noi theo. Còn về cơ bản thì Việt Nam chưa có một định nghĩa nào cụ thể về muối ăn sạch, cũng như khái niệm về “muối sạch” rất mù mờ.

Còn TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải gợi ý NTD cách đơn giản để phân biệt muối ăn:


Nhìn một cách trực quan thì muối sạch rất trắng và không có cặn bẩn, còn muối không đảm bảo chất lượng sẽ có màu nâu nâu, đen đen.  Muối cho vào cốc khuấy đều lên, nếu cốc nước có cặn thì muối đó có độ sạch không cao, không đảm bảo vệ sinh, còn nếu nước muối trong thì ta có thể yên tâm về chất lượng. Muối dởm cũng rất dễ phát hiện, nếu nhấp môi mà không thấy có vị mặn thì ta phải xem xét lại. Trước khi mua cần phải để ý nhãn mác, có ghi cụ thể nơi sản xuất cũng như độ sạch an toàn.

“Ngày xưa chúng ta nghèo, chúng ta làm muối kém, trên bát nước hòa tan muối, chúng ta thấy cả đất, cả cát lắng đọng nhiều. Còn bây giờ đời sống khá lên, chúng ta yêu cầu độ sạch phải đạt 95% tới 99%. Ngoài ra, độ sạch khoảng 85% vẫn có thể ăn được. Muối làm thí nghiệm qui định phải 99,7%”, Tiến sĩ Khải nêu cụ thể số liệu để NTD lưu ý.



Tiểu Phương

Có khi nào đưa túi muối lên bàn ăn, bạn tự đặt câu hỏi: Liệu muối ăn VN có gây độc hại? Có bao giờ bạn suy nghĩ xem những loại muối không rõ nguồn gốc xuất xứ từ đâu và liệu NTD có thể yên tâm sử dụng sản phẩm muối ăn vẫn bày bán hàng ngày? Hãy gửi ý kiến đóng góp vào ô thảo luận cuối bài. Trân trọng cảm ơn!

Bình luận
vtcnews.vn