Loài kiến ma chuyên hút máu đồng loại

Kinh tếThứ Ba, 07/01/2014 11:45:00 +07:00

(VTC News) - Không chỉ sống tổ chức như con người, loài kiến còn khiến chúng ta ngỡ ngàng với bản năng khát máu nhưng dám hy sinh, đoàn kết khi gặp nạn.

(VTC News) - Loài kiến vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. 

1. Kiến ma cà rồng  
 
Kiến Dracula mới được phát hiện ra gần đây ở bán đảo Madagasca. Sở dĩ chúng có tên như vậy là vì chúng có sở thích hút máu ấu trùng của chúng. Từ kiến thợ đến kiến chúa đều có sở thích như vậy. Tuy nhiên chúng chỉ hút có chừng mực để ấu trùng không bị chết. 

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao chúng lại có hành động dã man như vậy với chính đồng loại của ,mình.
2. Những người thợ may tài ba

 
Không làm tổ như các loài kiến khác, loài kiến Weaver thường sống trong những cái tổ được may bằng lá. Để may những cái lá lại với nhau, chúng sử dụng một loại keo dính rất đặc biêt.

Loại keo này vừa có tính dính rất cao, vừa có tính dẻo dai như lụa. Nhờ vậy mà những cái tổ được may lại với nhau rất chắc chắn. Có những cái tổ khi may xong phải sử dụng đến nửa mét keo, quá dài so với kích thước cơ thể nhỏ bé của chúng.
3. Những chú kiến mật      
Có tên là honeypot ants là loài duy nhất có khả năng dự trữ thức ăn ở dạng mật. Khi thức ăn khan hiếm, chúng là kho thực phẩm cứu nguy cho cả đàn. 
 
Tuy nhiên kiến mật rất dễ bị các loài khác giết hại để lấy mật  như một số loài côn trùng, ong mật và ong bắp cày. Một số vùng hẻo lánh ở Úc, thổ dân da đỏ còn đi bắt kiến mật về ăn như một loại thức ăn bổ dưỡng.
4. Hy sinh tập thể

 
Trong một số trường hợp đặc biêt, kiến sẽ chọn cách hy sinh cho sự sống còn của cả đàn. Một loài kiến ở Brazil được tìm thấy có sự hy sinh như vậy. Khi số lượng của đàn quá lớn, mà cái tổ chỉ đủ chỗ cho một số lượng nhất định. Thì sẽ có một số trong chúng tình nguyện ra ngoài, khi cánh cổng của tổ bị bít kín lại số phận của những con kiến này rất mong manh và chúng sẽ chết không lâu sau đó.
5. Đánh bom tự sát

 
Kiến được ví như một trong những loài thông nhất trong thế giới động vật của mình. Chúng có tính gan dạ và kiên cường đáng kinh ngạc.

Khi gặp một kẻ thù đáng sợ hơn mình kiến sẵn sàng liều chết hy sinh bản thân để cùng chết với kẻ thù. Người ta phát hiện ra ở một loài kiến có hai tuyến nọc độc chạy dọc cơ thể. Khi gặp kẻ thù chúng sẽ kích cho tuyến này nổ tung để bắn chất độc chết chóc vào kẻ thù. 
6. Chiếm hữu nô lệ

 
Nghe tưởng như chế độ của loài người thời sơ khai, nhưng đây là hành động đang tồn tại ở một số loài kiến. Sau khi đánh chiếm một tổ kiến mới và tiêu diệt ấu trùng, kiến chúa .

Chúng giữ lại kiến thợ, và bắt những tù binh này làm nô lệ. Các nô lệ làm tất cả mọi thứ từ việc thu thập thực phẩm, vệ sinh cho kiến chúa, thậm chí là canh giữ tổ. 

7. Làm bè vượt lũ 

 
Vì làm tổ dưới đất nên kiến gặp rất nhiều rủi ro bởi thời tiết. Nhất là khi trời đổ mưa rào, cả tổ có thể bị nhấn chìm. Tuy nhiên để sinh tồn chúng đã nghĩ ra cách là đan thành các bè lớn để nổi lên. Vì bề ngoài cơ thể được bao phủ bởi một chất chống thấm rất tốt, nên chúng sẽ đan vào để tạo ra một cái bè lớn. Số kiến còn lại sẽ đứng lên trên cái bè đó.Mỗi cái bè như vậy có thể chở đến hàng trăm nghìn kiến trên lưng, giúp chúng sống sót đến cả tuần.
8. Lấy đầu làm cửa

 
Loài kiến rùa hay còn gọi là kiến đầu cánh cửa sở hữu một chiếc đầu lớn với mục đích duy nhất là trở thành cánh cửa sống. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới châu Mỹ, có nhiều hình dạng khác nhau nhưng kiến thợ lại được tự nhiên thiết kế đặc biệt để thự hiện vai trò bảo vệ tổ. 
Do loài kiến rùa thường đào tổ theo những đường hầm trên thân cây nên không tranh khỏi sự xâm nhập của loài bọ cánh cứng. Tuy nhiên, khi có mặt chú kiến thợ với cái đầu to ngang bè chắn ở cửa hang thì kẻ thù sẽ chịu bó tay bỏ đi nơi khác.

Minh Hiếu
Bình luận
vtcnews.vn