Lộ trình cấm xe máy: Bộ GTVT trình Chính phủ kế gì?

Kinh tếThứ Ba, 26/11/2013 02:39:00 +07:00

(VTC News) – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trình Thủ tướng những kế sách gì nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân?

(VTC News) – Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã trình Thủ tướng những kế sách gì nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân?

Lộ trình cấm xe máy mặc dù đã được chỉ đạo quyết liệt và cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng như một số địa phương, trong đó có Hà Nội tính đến, nhưng trong đề án trình Chính phủ hồi đầu tháng, Bộ tuyệt nhiên không dùng từ "cấm" mà thay vào đó là "Phát triển hợp lý các phương tiện giao thông vận tải tại các thành phố (gọi tắt là đề án hạn chế xe cá nhân) đến năm 2012".

Đ
ề án này đề cập tới các giải pháp quản lý sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông – vấn đề đang gây xôn xao dư luận, đặc biệt sau loạt bài “Cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn” của VTC News.

Tiếp tục đổi giờ học, giờ làm

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (Ảnh: Lê Việt)
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (Ảnh: Lê Việt) 
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đồng tình với quan điểm cần kiểm soát, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm các thành phố, trong một vành đai đô thị hoặc trong một khu vực cụ thể bằng cách tổ chức phân luồng giao thông, tổ chức khu phố đi bộ…

Bộ cũng đề xuất bổ sung phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí nhằm phục vụ nghiên cứu, xây dựng đề án “Thu phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế ùn tắc giao thông”.

Ngoài ra, tới đây Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách chuyển đổi phí trông giữ xe tại khu vực trung tâm các đô thị loại đặc biệt thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện, cho phép áp dụng thực hiện thí điểm tại một số quận nội thành.

Đặc biệt, Bộ đề xuất tiếp tục triển khai thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh đảm bảo khoa học, hợp lý. Song song với đó, trên một số trục giao thông chính, tới đây sẽ có hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt vi phạm bằng hình ảnh.

Về các giải pháp kết nối giữa các phương thức vận tải, Bộ GTVT đề xuất phát triển các tuyến xe buýt chuyên dụng (chở hành khách đồng thời có khoang chở hàng hóa) kết nối với cảng hàng không, bến xe khách, ga đường sắt, bến cảng…

Bố trí các điểm đỗ xe miễn phí tại các điểm trung chuyển, điểm phát sinh thu hút lớn… cho hành khách gửi phương tiện cá nhân khi tham gia sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Hà Nội: Phát triển không gian đi bộ

Với Hà Nội, giải pháp mà Bộ GTVT đưa ra là phải xây dựng lộ trình cụ thể, phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm hạn chế phương tiện cá nhân tại khu vực phía trong vành đai 1.
Bộ GTVT cho rằng Hà Nội nên phát triển các tuyến phố đi bộ (Ảnh minh họa: Internet)
Bộ GTVT cho rằng Hà Nội nên phát triển các tuyến phố đi bộ (Ảnh minh họa: Internet) 
Ngoài ra, Bộ còn đề xuất phát triển không gian đi bộ, các tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm thành phố như: khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, khu bảo tồn cấp 1 trong khu vực phố cổ Hàng Đào, khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 2).


Những nội dung quan trọng trong đề án bao gồm:

"Đầu tư, phát triển số lượng xe ô tô điện hoạt động trên các tuyến phố gắn kết với quần thể khu du lịch, di tích lịch sử phù hợp với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới trng tâm điều hành giao thông đô thị hiện đại kết nối đồng bộ các phương thức vận tải đô thị tại bến xe Kim Mã."

"Phát triển một số tuyến buýt chuyên dụng có khoang chở hàng hóa kết nối với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, ga Hà Nội, các bến xe liên tỉnh. Ban hành chính sách khuyến khích và ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống bến, bãi đỗ xe ngầm, cao tầng trong khu vực nội đô."

"Nâng cấp, cải tạo ga Hà Nội - ga trung tâm của đường sắt - vừa là đầu mối trung chuyển hành khách và kết nối các loại phương tiện vận tải vừa là trung tâm dịch vụ đa năng. Di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô như: Nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy dệt kim Đông Xuân…Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường sắt đô thị số 2 và tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa."

TP. HCM: Di dời nhà máy, bến cảng

Với thành phố Hồ Chí Minh, Bộ GTVT đề xuất phát triển và mở rộng không gian đi bộ trên các tuyến phố đi bộ như: Khu vực chợ Bến Thành, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi…
Theo Bộ GTVT, nên sớm có kế hoạch di dời một số cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh ra khỏi nội thành (Ảnh minh họa: Internet)
Theo Bộ GTVT, nên sớm có kế hoạch di dời một số cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh ra khỏi nội thành (Ảnh minh họa: Internet) 
"Đầu tư xe ô tô điện trong khu vực trung tâm thành phố, dọc đại lộ Võ Văn Kiệt nối trung tâm với khu chợ Lớn, bến xe miền Tây và dọc sông Sài Gòn.


Tăng cường, bố trí hợp lý một số tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (bao gồm cả xe buýt có khoang chở hành lý) tiếp cận với cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Hòa Hưng, các bến xe liên tỉnh.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo ga Hòa Hưng – đầu mối trung chuyển hành khách và kết nối các loại phương tiện vận tải, trung tâm dịch vụ đa năng của thành phố." Đề án nêu rõ.

Đáng chú ý, Bộ GTVT đề xuất TP. HCM nên tiến hành di dời các nhà máy, các bến cảng: Ba Son, Tân Cảng, Tân Thuận Đông, Petec, khu cảng Sài Gòn theo quy hoạch.

 

Bộ GTVT đề xuất TP. HCM nên tiến hành di dời các nhà máy, các bến cảng: Ba Son, Tân Cảng, Tân Thuận Đông, Petec, khu cảng Sài Gòn theo quy hoạch.
 
Song song với đó, phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến xe buýt nhanh số 1, số 2 và một số tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2, 3A.


Các thành phố khác: Nhân bản xe buýt

Đối với các đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Thăng cho rằng cần phải mở mới một số tuyến buýt, ban hành chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn các thành phố đó.

Bên cạnh đó, cũng nên ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi với doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng khi đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

Tương tự như ở các thành phố lớn, Bộ GTVT cho rằng các đô thị loại I trực thuộc Trung ương cũng nên phát triển mtooj số khu phố đi bộ tại trung tâm thành phố nhằm hạn chế các phương tiện cá nhân như xe máy.

Nếu được Chính phủ đồng ý, lộ trình trên sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2020.

Mục tiêu Bộ Giao thông vận tải đặt ra là tới năm 2020 về tỷ lệ đảm nhận hợp lý của các phương thức vận tải được xác định cho từng thành phố như sau:

Hà Nội: Vận tải hành khách công cộng 18 – 23%, vận tải cá nhân 77 – 82%.
TP. HCM: Vận tải hành khách công cộng 20 – 25%, vận tải cá nhân 75 – 80%.
Hải Phòng, Cần Thơ: Vận tải hành khách công cộng 7 – 12%, vận tải cá nhân 88 – 93%.

Đánh giá về mục tiêu này, ông Nguyễn Thế Quang - Nguyên Phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội cho rằng, những con số trên “trong tầm tay”, không khó để đạt được, nhưng để cán đích lộ trình cấm xe máy tại Việt Nam thì… còn lâu.

Minh Quân

Bình luận
vtcnews.vn